Content direction: khi nào thực hiện, cấu trúc và cách xây dựng

Content Direction
Chia sẻ bài viết
Mục lục

Content Direction đóng vai trò như kim chỉ nam, vạch ra lộ trình rõ ràng cho việc xây dựng và phát triển nội dung hiệu quả. Vậy làm sao để xây dựng Content direction nhanh chóng và phù hợp? Hãy cùng Upcontent tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Content direction là gì?

Content Direction được hiểu là định hướng nội dung, đóng vai trò như là bản đồ chi tiết, dẫn dắt chiến dịch Marketing đi đúng hướng và đạt hiệu quả tối ưu trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là tiền đề để xây dựng Content Plan và Content Calendar, giúp người làm nội dung thực hiện công việc một cách bài bản và hiệu quả.

Mức độ chi tiết và phức tạp của định hướng nội dung sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và thời gian triển khai của chiến dịch. Tuy nhiên, một bản định hướng nội dung hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích to lớn, góp phần nâng tỷ lệ thành công của chiến dịch tiếp thị.

Khi nào cần xây dựng Content Direction?

3 trường hợp bạn cần xây dựng Content Direction:

  • Bắt đầu xây dựng thương hiệu: Content Direction sẽ định hướng nội dung truyền tải thông tin về thương hiệu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng, súc tích và hấp dẫn. Thông qua nội dung đa dạng trên các kênh truyền thông phù hợp, thương hiệu sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng, tạo dựng nhận thức và khơi gợi sự tò mò, hứng thú.
  • Đổi mới thương hiệu, tái định vị thương hiệu: Quá trình tái định vị thương hiệu có thể đi kèm với việc mở rộng sang thị trường mới hoặc nhắm mục tiêu đến phân khúc khách hàng mới. Content Direction mới cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu mới này.
  • Chiến dịch truyền thông Marketing ngắn hạn: Content Direction còn đảm bảo thông điệp nhất quán trên mọi nền tảng, từ website, mạng xã hội đến email marketing. Nhờ vậy, khách hàng sẽ nhận được thông điệp thống nhất, củng cố niềm tin vào thương hiệu và tăng khả năng mua hàng.

Cấu trúc của Content Direction

cau truc cua content direction
Cấu trúc của Content Direction

Để xây dựng Content Direction hiệu quả, bạn cần nắm vững cấu trúc với 3 yếu tố sau:

  • Hiểu rõ chân dung khách hàng để xác định tone-of-voice phù hợp khi triển khai bài viết giúp tạo sự kết nối và tăng tính thuyết phục với khách hàng.
  • Nắm vững insight khách hàng để xây dựng nội dung phù hợp và đáp ứng đúng mong muốn và nhu cầu của họ.
  • Xác định phương tiện, hình thức và nền tảng truyền thông phù hợp với đối tượng mục tiêu và loại nội dung để tăng sự hiệu quả.

7 bước xây dựng Content Direction

Để Content Direction đáp ứng đúng mục tiêu đề ra, bạn cần đảm bảo 7 bước sau:

Xác định khách hàng mục tiêu (Target Audience)

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng Content Direction là xác định khách hàng mục tiêu. Hiểu rõ đối tượng muốn tiếp cận sẽ giúp bạn tạo nội dung phù hợp, thu hút và hiệu quả. Để xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần:

– Xác định sản phẩm/dịch vụ của bạn dành cho ai? (độ tuổi, giới tính, nhu cầu và sở thích, vị trí địa lý,…)

– Phân biệt người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu:

  • Người tiêu dùng: là người sử dụng trực tiếp sản phẩm/dịch vụ.
  • Khách hàng mục tiêu: là người đưa ra quyết định mua hàng.

Ví dụ:

  • Sản phẩm: Quần áo trẻ em
  • Khách hàng mục tiêu: Cha mẹ của trẻ em
  • Người tiêu dùng: Trẻ em

Việc xác định khách hàng mục tiêu cần được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường, khảo sát trực tuyến hoặc phỏng vấn khách hàng để thu thập thông tin.

Phân tích và xác định giá trị của sản phẩm (USP sản phẩm)

Để tạo ra nội dung giá trị và thuyết phục khách hàng, bạn cần nắm vững hai yếu tố then chốt: USP sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.

Xác định USP của sản phẩm:

  • Điểm nổi bật: Tính năng, lợi ích độc đáo mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng so với đối thủ.
  • Điểm yếu: Hạn chế cần khắc phục hoặc cải thiện để tăng khả năng cạnh tranh.

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng:

  • Khách hàng mục tiêu là ai? Mong muốn, vấn đề họ đang gặp phải là gì?
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề gì cho họ?

Xây dựng nội dung dựa trên USP và nhu cầu khách hàng:

  • Tập trung vào lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng, giải quyết vấn đề của họ.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
  • Trình bày nội dung hấp dẫn, thu hút sự chú ý và tạo cảm hứng cho khách hàng.

Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh bạn có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, phát triển chiến lược cạnh tranh hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Xác định đối thủ cạnh tranh:

  • Đối thủ trực tiếp: Cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự, cạnh tranh trực tiếp với bạn trên thị trường.
  • Đối thủ gián tiếp: Cung cấp sản phẩm/dịch vụ khác nhưng có thể đáp ứng cùng nhu cầu của khách hàng.
  • Đối thủ tiềm năng: Các doanh nghiệp mới có khả năng tham gia thị trường trong tương lai.

Phân tích đối thủ cạnh tranh:

  • Điểm mạnh và điểm yếu: Phân tích sản phẩm/dịch vụ, giá cả, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh,…
  • Cơ hội và thách thức: Xác định cơ hội để bạn vượt qua đối thủ và thách thức bạn cần đối mặt.

Xây dựng chiến lược nội dung (Content Strategy)

Bước thứ ba trong quá trình xây dựng Content Direction là xây dựng Content Strategy. Đây là bước quan trọng giúp bạn triển khai các nội dung hiệu quả, thu hút và đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lược nội dung bao gồm:

  • Xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch nội dung (tăng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh thu,…)
  • Lựa chọn các chủ đề nội dung phù hợp với mục tiêu, đối tượng mục tiêu và mang lại giá trị cho họ.
  • Lập kế hoạch chi tiết về thời gian xuất bản, định dạng nội dung (bài viết, hình ảnh, video,…) và kênh truyền thông cho từng chủ đề.
  • Xây dựng các quy tắc về giọng văn, tone of voice, format, hình ảnh,… để đảm bảo tính nhất quán cho các nội dung.
  • Lựa chọn các công cụ phù hợp để hỗ trợ việc sáng tạo, quản lý và phân tích hiệu quả nội dung.

Đưa ra Content Angle cần có

Content Angle chính là yếu tố làm cho nội dung của bạn trở nên độc đáo, nổi bật và nó quyết định đến cốt truyện. Content Angle ấn tượng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược nội dung của chiến dịch và các nội dung liên quan.

Để xây dựng Content Angle hiệu quả, bạn cần: đảm bảo tính độc đáo, đúng insight và giải quyết vấn đề của của người mua. Ngoài ra Content Angle cần đảm bảo các yếu tố có thể tìm kiếm được và dễ dàng chia sẻ.

Nghiên cứu và chọn lọc ý tưởng

Sau khi đã xác định mục tiêu, đối tượng mục tiêu và thông điệp của Content Direction, bạn cần tìm kiếm ý tưởng để triển khai nội dung cụ thể. Dưới đây là 4 cách để tìm kiếm ý tưởng hiệu quả:

  • Sử dụng từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hoặc đối tượng mục tiêu để tìm kiếm bài viết, video, hình ảnh, infographic,…
  • Tham khảo bài báo về xu hướng thị trường, ngành nghề kinh doanh hoặc đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hay.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược content hiệu quả hơn.
  • Tham gia các nhóm, cộng đồng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc đối tượng mục tiêu để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của họ.

Sau khi đã thu thập được nhiều ý tưởng, hãy đánh giá và lựa chọn những ý tưởng phù hợp nhất với mục tiêu và thông điệp của Content Direction. Cần đảm bảo rằng nội dung được xây dựng dựa trên ý tưởng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch marketing của bạn.

Theo dõi và đo lường

Theo dõi và đo lường giúp bạn sử dụng nguồn lực hợp lý, tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch và đạt được mục tiêu đề ra. Bạn có thể triển khai bằng cách:

theo doi va do luong
Theo dõi và đo lường thường xuyên để điều chỉnh phù hợp
  1. Xác định chi phí, nhân sự và KPI phù hợp với mục tiêu chiến dịch.
  2. Theo dõi tiến độ, chất lượng nội dung và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
  3. So sánh kết quả với KPI, phân tích hiệu quả từng kênh và rút kinh nghiệm cho chiến dịch sau.

Cách tìm kiếm ý tưởng xây dựng Content direction

Nghiên cứu đối thủ:

  • Phân tích chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.
  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ trong việc xây dựng nội dung.
  • Học hỏi từ những ý tưởng hiệu quả và tránh lặp lại những sai lầm.

Tìm kiếm trên Google:

  • Sử dụng các từ khóa liên quan đến sản phẩm, thị trường mục tiêu và nhu cầu khách hàng.
  • Chọn lọc và chỉnh sửa nội dung phù hợp với văn phong và chiến lược của thương hiệu.

Tham khảo các trang mạng xã hội:

  • Lựa chọn các trang mạng xã hội có cùng tệp khách mục tiêu.
  • Phân tích các bài đăng hiệu quả và thu hút nhiều tương tác.

Quản lý FanPage trong chiến lược Content Direction

Làm thế nào để quản lý FanPage trong chiến lược Content Direction? Bạn có thể tham khảo nội dung sau:

  • Xác định số lượng bài viết: Sau khi đã xác định được Content Direction cho một FanPage, bạn cần xác định số lượng bài viết cần có. Ví dụ: Facebook của bạn đang bán son môi thì lúc này sẽ có 3 hướng chính: sản phẩm (40%), hướng dẫn sử dụng son môi đúng cách (40%) và phản hồi của khách hàng (30%).
  • Lưu ý: Xen kẽ nội dung của từng hướng và tiến hành tạo mốc thời gian chi tiết cho từng ngày.
  • Thiết lập quy trình xử lý công việc: Bạn nên chủ động sắp xếp thời gian cho từng công việc. Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt dành khoảng 1 – 2 ngày để sáng tạo nội dung trong nửa tháng hoặc một tháng sau. Đồng thời, bạn nên tập trung lên ý tưởng cho từng bài viết và tìm ra concept, thiết kế nội dung phù hợp.
  • Chuẩn bị nội dung: Việc chuẩn bị trước nội dung một cách kỹ càng sẽ giúp bạn quản lý thời gian rất hiệu quả, tránh được những tình huống không mong muốn xảy ra. Hơn nữa, bạn cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để hình thành những ý tưởng độc đáo, hạn chế tình trạng bị mắc kẹt ý tưởng.
  • Ghi lại ý tưởng: Với việc sáng tạo nội dung, mỗi khi có ý tưởng hay, người viết cần ghi chú ngay ra giấy để có danh sách ý tưởng đa dạng trong quá trình lên kế hoạch
  • Theo dõi Facebook thường xuyên: nên thường xuyên đọc phản hồi của khách hàng để biết nội dung của mình có thực sự phù hợp hay không. Đồng thời, bạn nên theo dõi trạng thái trang Facebook của đối thủ để tham khảo, tìm kiếm những hướng đi mới, cập nhật liên tục các xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội để cho ra đời những nội dung chất lượng.

Template content direction dựng sẵn

Qua quá trình triển khai nội dung đa kênh, đa nền tảng cho nhiều thương hiệu, Upcontent có tổng hợp và đúc kết template (mẫu dựng sẵn) để chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất trong quá trình làm Content.

Xem ngay Content Marketing Direction & Idea và tải về.

Mong rằng thông qua bài viết bạn sẽ biết thêm cách xây dựng Content direction đúng đắn và dễ dàng hơn.

Bạn cần Tư Vấn
Đừng bỏ lỡ

Tư vấn Chiến lược Content Marketing?

Liên hệ ngay Upcontent để thương hiệu của bạn được lan tỏa đến đúng khách hàng của bạn.

small_c_popup.png

Hãy đầu Tư đúng mực cho Content Marketing

Hãy để upcontent Đồng Hành Cùng bạn