Content Calendar: 5 bước xây dựng kèm mẫu template miễn phí

Content calendar là gì 5 bước xây dựng chi tiết và mẫu template miễn phí
Chia sẻ bài viết
Mục lục

Chắc hẳn bạn đã từng gặp tình trạng bí ý tưởng hoặc đăng bài không đúng thời điểm trên mạng xã hội. Content Calendar chính là giải pháp giúp bạn giải quyết những vấn đề này. Hãy cùng Upcontent khám phá 5 bước cách xây dựng Content Calendar hiệu quả kèm theo 8 mẫu template giúp triển khai kế hoạch dễ dàng hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Content Calendar là gì?

Content Calendar (hay còn gọi là lịch nội dung) là một bản kế hoạch tổng quan các bài viết sẽ triển khai trên social media, được sắp xếp theo ngày và giờ. Kế hoạch đăng nội dung được thể hiện dưới dạng một bảng tính hoặc bảng điều khiển tương tác.

Content calendar là gì?
Định nghĩa Content calendar

Đối với những người quản lý mạng xã hội, Content Calendar đóng vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo tất cả nội dung được đăng tải đúng thời điểm và trên nền tảng phù hợp.

Tại sao content calendar quan trọng?

Điểm qua 5 lợi ích nổi bật của Content Calendar:

  • Quản lý thời gian hiệu quả: Sử dụng Content Calendar giúp bạn dễ dàng theo dõi và phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ cụ thể, tránh tình trạng làm việc dồn dập hoặc bỏ sót.
  • Tạo sự nhất quán trong nội dung: Content Calendar đảm bảo nội dung được xuất bản đều đặn và nhất quán, giúp duy trì mối liên kết với khách hàng và xây dựng thương hiệu một cách bền vững.
  • Hỗ trợ đo lường và phân tích: Content Calendar cho phép doanh nghiệp theo dõi hiệu suất của chiến dịch nội dung một cách hệ thống, từ đó đưa ra điều chỉnh kịp thời và cải thiện chiến lược.
  • Tăng cường sự phối hợp: Đối với các đội ngũ lớn hoặc làm việc từ xa, content Calendar là công cụ không thể thiếu để đảm bảo mọi người đều nắm rõ kế hoạch và trách nhiệm của mình.
  • Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị: Việc lập kế hoạch nội dung trước giúp bạn định hướng rõ ràng cho chiến lược tiếp thị, tối ưu hóa các chiến dịch và tăng hiệu quả quảng bá.

5 bước tạo Content Calendar

Nghiên cứu sản phẩm thị trường và khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt đầu lập kế hoạch nội dung, việc hiểu rõ về thị trường và đối tượng khách hàng là vô cùng quan trọng. Quá trình này bao gồm:

  • Nghiên cứu về các xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng và mức độ cạnh tranh trong ngành để xác định cơ hội và thách thức.
  • Phân tích sản phẩm/dịch vụ theo mô hình 6Ps Marketing (Product, Price, Place, Promotion, People, Physical Evidence) và xác định điểm khác biệt (USP) của sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu, hiểu rõ nhu cầu, mong đợi và hành vi của họ.
  • Xác định mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp (tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số bán hàng…).
  • Nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ trong ngành. Xem xét loại nội dung họ đang tạo ra, tần suất đăng bài và mức độ tương tác của khách hàng với nội dung đó.

Xác định nội dung xuất hiện trong Content Calendar

Xác định nội dung xuất hiện trong content calendar
Xác định nội dung xuất hiện trong content calendar

7 yếu tố cần thiết cho một Content Calendar hoàn chỉnh

  • Liên kết URL và thông số UTM: Đây là hai yếu tố quan trọng để theo dõi hiệu quả của chiến dịch truyền thông. Liên kết URL là đường dẫn từ trang web của bạn được chia sẻ trên mạng xã hội, trong khi thông số UTM là mã theo dõi đính kèm cuối URL để phân tích lưu lượng truy cập. Nhờ theo dõi UTM, bạn có thể biết nội dung nào đạt được mục tiêu chuyển đổi và tương tác tốt trên mạng xã hội.
  • Ngày và giờ cụ thể: Content Calendar cần có thời gian chính xác cho mỗi bài đăng. Điều này giúp thành viên trong nhóm dễ dàng theo dõi, sắp xếp công việc, đảm bảo chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch và hiệu quả.
  • Thông điệp rõ ràng: Đính kèm tóm tắt ngắn về thông điệp của từng bài đăng để các bên liên quan hiểu rõ mục tiêu và ý nghĩa của nội dung trong Content Calendar.
  • Hình ảnh: Để không nhàm chán, hãy đính kèm hình ảnh cho mỗi bài đăng. Điều này giúp người xem dễ dàng hình dung nội dung và có phản hồi kịp thời.
  • Lựa chọn nền tảng Social Media phù hợp: Xác định các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, YouTube,… sao cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ: Cung cấp các liên kết, tài liệu, hình ảnh hỗ trợ cho quá trình sáng tạo nội dung.
  • Phân công nhiệm vụ cụ thể: Xác định rõ người chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ như viết bài, thiết kế hình ảnh, và đăng bài.

Ví dụ:

NgàyThời gianNội dungNền tảngTrạng tháiNgười thực hiệnGhi chú
01/10/202410:00 AMBài viết blog về SEOWebsiteĐang thực hiệnAKiểm tra từ khóa
03/10/202402:00 PMVideo hướng dẫnYouTubeChưa bắt đầuBChuẩn bị kịch bản
05/10/202409:00 AMBài đăng Instagram Trào lưu mới nhấtInstagramĐã hoàn thànhCSử dụng hashtag

Xác định mục tiêu truyền thông và KPI

Để đảm bảo content calendar đạt được mục tiêu kinh doanh tổng thể, hãy:

  • Đặt ra mục tiêu SMART:
    • Specific (Cụ thể): Ví dụ, “Tăng lượng truy cập blog lên 10,000 lượt mỗi tháng”.
    • Measurable (Đo lường được): Sử dụng công cụ phân tích để theo dõi tiến độ.
    • Achievable (Khả thi): Đảm bảo mục tiêu nằm trong khả năng của đội ngũ và nguồn lực hiện có.
    • Relevant (Phù hợp): Liên kết với mục tiêu kinh doanh tổng thể của công ty.
    • Time-bound (Có thời hạn): Ví dụ, “trong vòng 6 tháng tới”.
  • Xác định KPI chính:
    • Số lượt xem trang
    • Tỷ lệ tương tác (like, share, comment)
    • Số lượng lead mới
    • Tỷ lệ chuyển đổi
    • Thời gian trung bình trên trang
    • Tỷ lệ bounce rate
  • Liên kết mục tiêu với từng bài đăng:
    • Đảm bảo mỗi nội dung trong calendar đều góp phần vào việc đạt được mục tiêu tổng thể.
    • Xác định KPI cụ thể cho từng loại nội dung và nền tảng.
  • Thiết lập quy trình đánh giá:
    • Lên kế hoạch cho việc đánh giá hiệu suất định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý).
    • Chuẩn bị mẫu báo cáo để theo dõi tiến độ và so sánh với mục tiêu đề ra.
    • Sẵn sàng điều chỉnh chiến lược dựa trên kết quả phân tích.

Lập kế hoạch nội dung theo từng giai đoạn

Việc lập kế hoạch nội dung nên được thực hiện theo từng giai đoạn để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả:

  • Giai đoạn dài hạn (3-6 tháng):
    • Xác định các chủ đề chính và chiến dịch lớn.
    • Lên kế hoạch cho các sự kiện quan trọng và ngày lễ.
    • Đặt ra mục tiêu tổng thể cho từng quý.
  • Giai đoạn trung hạn (1-3 tháng):
    • Chi tiết hóa các chủ đề và chiến dịch.
    • Phân bổ nguồn lực và bắt đầu lên ý tưởng cho nội dung cụ thể.
    • Xác định các cột mốc quan trọng và deadline.
  • Giai đoạn ngắn hạn (hàng tuần hoặc hàng tháng):
    • Lên lịch cụ thể cho từng bài đăng.
    • Phân công nhiệm vụ chi tiết cho các thành viên trong đội.
    • Theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch nếu cần.

Thiết lập tiến độ xuất bản và phân công nhiệm vụ

  • Xây dựng quy trình làm việc:
    • Tạo quy trình chuẩn cho việc xuất bản nội dung.
    • Xác định các bước cụ thể từ lên ý tưởng đến đăng bài và đánh giá hiệu quả.
  • Phân công nhiệm vụ:
    • Chỉ định người chịu trách nhiệm cho từng công đoạn (ví dụ: người viết nội dung, người thiết kế đồ họa, người duyệt bài).
    • Đảm bảo mỗi người đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
  • Thiết lập deadline:
    • Đặt ra thời hạn cụ thể cho mỗi công đoạn trong quy trình.
    • Tính toán thời gian dự phòng để xử lý các tình huống không mong muốn.
  • Tổ chức họp đội thường xuyên:
    • Tổ chức các cuộc họp ngắn hàng tuần để cập nhật tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
    • Khuyến khích sự trao đổi và góp ý giữa các thành viên trong đội.

8 công cụ và template hỗ trợ xây dựng Content Calendar miễn phí

Truy cập ngay template content calendar Upcontent đã xây dựng và lưu lại nhé!

Để xây dựng và quản lý Content Calendar hiệu quả, có nhiều công cụ hữu ích mà bạn có thể sử dụng. Dưới đây là 8 công cụ hỗ trợ xây dựng Content Calendar:

Excel – Cộng tác dễ dàng hơn

Excel: Microsoft Excel là công cụ quen thuộc và mạnh mẽ để tạo content calendar.

  • Ưu điểm: Linh hoạt cao, có thể tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể; khả năng tính toán và phân tích dữ liệu mạnh mẽ; có thể sử dụng offline.
  • Nhược điểm: Phức tạp đối với người dùng mới, khó khăn trong việc cộng tác thời gian thực nếu không sử dụng phiên bản trực tuyến.

Google Sheet – Phổ biến cho cá nhân và nhóm nhỏ

Google Sheets: Đây phiên bản trực tuyến, cung cấp nhiều tính năng tương tự Excel.

  • Ưu điểm: Miễn phí với tài khoản Google, cho phép cộng tác thời gian thực, tự động lưu và đồng bộ hóa trên đám mây.
  • Nhược điểm: Cần kết nối internet để sử dụng đầy đủ tính năng, có thể chậm hơn khi xử lý file lớn so với phiên bản desktop.

Notion – Tất cả trong một cho ghi chú, tác vụ, wiki và cơ sở dữ liệu

Notion: Đây là nền tảng đa năng giúp doanh nghiệp quản lý dự án, ghi chú,… rất phù hợp cho việc tạo content calendar.

  • Ưu điểm: Giao diện trực quan và dễ sử dụng, có tính linh hoạt cao, được tạo các view khác nhau (bảng, lịch, kanban) từ cùng một dữ liệu, tích hợp nhiều tính năng như ghi chú, quản lý tác vụ, và cơ sở dữ liệu.
  • Nhược điểm: Phiên bản miễn phí có giới hạn về dung lượng và số lượng block.

Google Calendar – Cho người dùng độc lập

công cụ và template hỗ trợ xây dựng Content Calendar -  Google calendar
công cụ và template hỗ trợ xây dựng Content Calendar – Google calendar

Google Calendar là một lựa chọn đơn giản nhưng hiệu quả cho việc lên lịch nội dung, đặc biệt phù hợp cho các đội nhỏ hoặc cá nhân.

  • Nhược điểm: Hạn chế trong việc quản lý chi tiết nội dung..
  • Ưu điểm: Miễn phí và dễ sử dụng, tích hợp tốt với các dịch vụ khác của Google, dễ dàng chia sẻ và đồng bộ hóa trên nhiều thiết bị.

Coschedule – Giải pháp đa dạng

CoSchedule: CoSchedule là công cụ chuyên dụng cho content marketing, cung cấp giải pháp toàn diện cho việc lập kế hoạch và quản lý nội dung.

Ưu điểm:

  • Được thiết kế đặc biệt cho content marketing
  • Tích hợp tốt với nhiều nền tảng mạng xã hội
  • Có tính năng phân tích và báo cáo mạnh mẽ

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với các giải pháp khác
  • Có thể quá phức tạp cho các doanh nghiệp nhỏ

Loomly – Hướng dẫn tương tác và tự động hóa

Loomly cung cấp các hướng dẫn tương tác để tạo bài đăng blog, tự động hóa bài đăng trên mạng xã hội và hơn thế nữa.

Editorial Calendar plugin for WordPress – Miễn phí, kéo thả đơn giản

Tuy nhiên, nhược điểm của plugin này là phụ thuộc vào việc bạn đã lên lịch bài viết trong WordPress hay chưa nên có thể không phù hợp với tất cả mọi người.

Basecamp, Trello, Slack, and Asana – Quản lý dự án linh hoạt

Mặc dù được thiết kế cho mục đích quản lý dự án và giao tiếp nhóm, Basecamp, Trello, Slack và Asana đều có thể được điều chỉnh để sử dụng như Content Calendar. Chỉ cần một chút sáng tạo, bạn có thể tận dụng các tính năng của chúng để lên lịch và theo dõi nội dung hiệu quả.

Content Calendar là một công cụ không thể thiếu trong chiến lược content marketing hiện đại. Bằng cách áp dụng các bước và công cụ đã đề cập trong bài viết này, doanh nghiệp Việt Nam có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất nội dung, tăng hiệu quả marketing và xây dựng mối quan hệ bền vững với khán giả của mình. Lưu ý Content Calendar chỉ là công cụ hỗ trợ – sự sáng tạo và linh hoạt vẫn là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn.

Bạn cần Tư Vấn
Đừng bỏ lỡ

Tư vấn Chiến lược Content Marketing?

Liên hệ ngay Upcontent để thương hiệu của bạn được lan tỏa đến đúng khách hàng của bạn.

small_c_popup.png

Hãy đầu Tư đúng mực cho Content Marketing

Hãy để upcontent Đồng Hành Cùng bạn