Thuật ngữ content plan hay kế hoạch nội dung vốn đã không còn xa lạ với những người làm Marketing. Vậy content plan là gì? Vai trò của chúng trong các chiến lược content thể hiện ra sao? Làm sao để phát triển plan content mẫu hiệu quả? Hãy cùng Upcontent làm rõ qua bài viết sau!
Content plan là gì?
Content plan là một bản kế hoạch giúp bạn xác định nội dung sẽ triển khai, thời gian và ở đâu. Cụ thể, bao gồm:
- Ai là người sẽ thực hiện sáng tạo nội dung?
- Có những loại nội dung và chủ đề nào?
- Viết bài chuẩn SEO theo phong cách nào, công thức nào?
- Thời điểm content được xuất bản?
- Kênh phân phối của content bao gồm những gì?
- Quảng bá, đo lường và phân tích kết quả tiếp thị nội dung được tiến hành ra sao?
Tùy vào quy mô của chiến dịch content cũng như cấp độ nội dung, bản content plan của bạn sẽ có những tùy biến và tiêu chuẩn cụ thể để phù hợp nhất với yêu cầu cũng như nguồn lực của doanh nghiệp.
Vai trò của Content Plan trong Marketing
Giá trị của một bản kế hoạch nội dung không chỉ là việc nhào nặn ra những nội dung theo đúng mục tiêu, chủ đề được đặt ra mà còn là cơ sở giúp bạn tập trung sáng tạo và phân phối content theo cách hữu ích, tăng khả năng giữ chân người dùng.
Thực tế cho thấy, công việc sáng tạo nội dung đòi hỏi sự kết hợp của nhiều công việc khác nhau, thậm chí là nhiều phòng ban không riêng gì Marketing hay đội content. Ví dụ, bộ phận bán hàng có thể sử dụng bảng sản phẩm và nghiên cứu điển hình để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Tích hợp mọi tasks liên quan trên cùng một mẫu content plan sẽ giúp việc vận hành có tính logics, mức độ liên kết cao, nhờ đó cải thiện hiệu suất thực thi chiến dịch content Marketing!
Các yếu tố phải có trong Content Plan
Muốn có một Content Plan chỉn chu và có hiệu quả cao khi thực hiện, cần phải tuân thủ các yếu tố sau:
Định hướng nội dung
Việc định hướng nội dung sẽ giúp cả kế hoạch của bạn có một hướng đi thống nhất, dễ dàng tìm được nội dung gì cần phải làm, từ đó giúp cho các nội dung được triển khai đúng ý của doanh nghiệp.
Để có thể làm được điều đó, bạn cần nghiên cứu kỹ insight của khách hàng hoặc nội dung chỉ đạo từ cấp trên. Xác định hướng nội dung cần triển khai và các yếu tố cần có trong hướng nội dung đó.
Ví dụ: Bạn là nhà kinh doanh kem chống nắng, muốn thúc đẩy doanh số bán hàng, định hướng nội dung có thể gồm: “hè đến rồi, trang bị kem chống nắng ngay thôi”, “so sánh hiệu quả của những loại kem chống nắng trên thị trường”, “Gen Z dùng gì để chống lại cái nắng?”,…
Xác định dạng nội dung sẽ triển khai
Có rất nhiều dạng nội dung bạn có thể lựa chọn như là content, video, gif, hình ảnh,… Vậy nên việc xác dạng nội dung sẽ triển khai là một điều kiện cần thiết. Việc đó sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông của mình.
Người lập Content Plan phải hiểu rõ loại nội dung đó thì khách hàng sẽ tìm hiểu qua công cụ nào? Công cụ đó hỗ trợ những dạng nội dung nào?
Người làm Marketing cho doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, các nội dung cần triển khai trên các nền tảng doanh nghiệp sử dụng, các nội dung cần bổ sung cho chiến dịch.
Phân bổ số lượng cho từng định dạng
Sau khi xác định dạng content, cần phải phân bổ số lượng cụ thể cho từng dạng nội dung. Việc phân chia này đảm bảo doanh nghiệp bạn có thể bám sát số lượng cụ thể trong kế hoạch. Vì không phải dạng nội dung nào cũng có thể nhanh chóng thực hiện, 1 bài post có thể làm trong ngày nhưng 1 video thì cần tối thiểu 3 ngày mới có thể hoàn thành.
Vì vậy cần phải xác định ngay từ đầu số lượng của từng dạng content.
Timeline
Timeline là thời gian cụ thể trong kế hoạch, cần làm gì vào ngày này, những nội dung gì sẽ được đăng tải trong ngày này,… Việc này giúp người thực hiện và những người liên quan có thể nắm bắt được dự án đang ở giai đoạn nào, nội dung gì cần làm tiếp theo, có vấn đề gì xuất hiện không.
Phân biệt Content Plan và Content Strategy
Việc chưa hiểu đúng về vai trò, đặc điểm khiến nhiều người vẫn bị nhập nhằng giữa hai khái niệm Content Plan (kế hoạch nội dung) và Content Strategy (chiến lược nội dung). Sau đây là những điểm khác biệt trọng yếu của hai định nghĩa này bạn cần lưu ý:
- Chiến lược nội dung là kế hoạch dài hạn mà trong đó bạn sử dụng kết hợp hàng loạt công cụ để đạt được mục tiêu kinh doanh. Một chiến lược nội dung thành công sẽ thu hút khán giả mục tiêu ở mọi giai đoạn trong hành trình khách hàng và giữ họ tương tác ngay cả sau khi mua hàng.
- Trong khi đó, plan content mang tính chất ngắn hạn và chi tiết hóa mục tiêu cũng như công việc. Nói cách khác, content strategy là định hướng cơ bản giúp bạn biết kế hoạch nội dung cần có yếu tố nào, triển khai ra sao cho hợp lý.
10 bước lập content plan mẫu hiệu quả 2025
Sau đây là 10 bước giúp bạn thiết lập ra các content plan template sáng tạo, ứng dụng hiệu quả trong quản lý và triển khai các chiến dịch content Marketing:
Xác định mục tiêu và đặt ra KPIs
Mọi chiến lược nội dung đều bắt đầu từ mục tiêu. Chúng đóng vai trò là kim chỉ nam giúp chiến dịch luôn đi đúng hướng, đúng chủ đề và thống nhất hoạt động.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đề ra cho mình hệ thống đánh giá (KPI) cho từng mục tiêu cụ thể để biết mình đã làm tốt hay chưa, từ đó có biện pháp cải thiện kịp thời. Một số KPIs phổ biến bạn có thể tham khảo: phạm vi tiếp cận, tỉ lệ nhấp chuột, tỉ lệ chuyển đổi, lượt tương tác,…
Phác họa chân dung đối tượng mục tiêu
Đối tượng tiêu thụ nội dung quyết định trực tiếp đến cách thức triển khai content. Bởi mỗi tệp khách hàng đều sở hữu đặc điểm nhân khẩu học riêng. “Biết người biết ta” bạn cần thấu hiểu nỗi đau của họ để có giải pháp tốt nhất và truyền tải đúng thông điệp. Cách thực hiện phác họa chân dung khách hàng:
- Gọi điện thoại tư vấn hoặc gửi email cá nhân.
- Khảo sát đối tượng mục tiêu
- Một số nền tảng truyền thông xã hội như Instagram, YouTube và LinkedIn cung cấp các tính năng để tạo cuộc thăm dò ý kiến.
- Các công cụ miễn phí như Google Forms, SurveyMonkey, Qualtrics hoặc Typeform giúp bạn dễ dàng tạo khảo sát khách hàng.
Nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn xây dựng content plan cho sản phẩm của công ty mà chưa thực sự nắm rõ tính năng, USP (lợi điểm độc nhất) của chúng? Câu trả lời là chúng có thể làm sai lệch thông tin, khiến nội dung rời rạc, thiếu thuyết phục. Vì vậy, trước khi triển khai thực hiện kế hoạch nội dung, bạn cần xem xét mọi thông tin liên quan đến sản phẩm. Trong quá trình này, biết đâu bạn sẽ khai phá cho mình được những ý tưởng content hay ho và sáng tạo hơn thì sao!
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ không phải để copy bắt chước mà là để biết được họ đã làm những gì trên các kênh nội dung. Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Từ đó, đối sánh với trường hợp của doanh nghiệp để cải tiến, nâng cấp đồng thời rút kinh nghiệm.
Lựa chọn kênh nội dung cho content plan
Để xác định được đâu là kênh đăng tải nội dung tốt nhất, bạn có thể xem kết quả phân tích website của mình nhằm biết được khán giả đến chủ yếu từ đâu. Ngoài ra, thay vì chỉ tập trung vào một kênh duy nhất, bạn nên kết hợp chúng để tăng độ viral cho sản phẩm và thương hiệu, ví dụ như website, landing page, social media,…
Quyết định các loại content cần thực hiện
Sự phát triển của hàng loạt nền tảng truyền thông kỹ thuật số khiến content giờ đây không chỉ đơn thuần là những bài viết khô khan mà có thể là hình ảnh, âm thanh, video, podcast, infographics hoặc nội dung do người dùng tạo ra (UGC),…Tùy thuộc vào kênh đăng tải, đối tượng mục tiêu mà bạn nên đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.
Xây dựng timeline cho content plan
Lịch trình trong plan content là cực quan trọng. Lịch thực hiện cũng như xuất bản content giúp bạn vận hành một team sáng tạo content với nhiều nghiệp vụ khác nhau hiệu quả hơn. Khi bạn biết cách sắp xếp timeline hợp lý, phân phối công việc đúng đối tượng tức là bạn đang nắm giữ chìa khóa thành công của mọi chiến dịch content.
Sáng tạo và tối ưu content
Đây chắc chắn là giai đoạn tốn nhiều chất xám và khó nhằn nhất với những người làm sáng tạo nội dung. Bên cạnh tìm ra ý tưởng tốt, sáng tạo, đem lại giá trị hữu ích cho khán giả thì việc tối ưu SEO cho content cũng rất cần thiết. Bởi nội dung có hay đến đâu nhưng chúng “không làm hài lòng” các thuật toán phức tạp của công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Youtube, Facebook,…) thì lượng người tiếp cận nội dung của bạn cũng chỉ dừng lại ở những con số ít ỏi.
Đăng tải và quảng bá
Sau khi đặt lịch và tạo nội dung, bước tiếp theo trong content plan là xuất bản và quảng bá nó trên các kênh khác nhau mà bạn đã quyết định tập trung vào. Nếu bạn đang quảng cáo trên đa nền tảng, tốt nhất bạn nên có một công cụ để có được cái nhìn tổng thể, rõ ràng về lịch xuất bản của bạn.
Đo lường, đánh giá kết quả
Bước cuối cùng trong một bản content plan hoàn chỉnh là việc đánh giá và tổng hợp lại những kết quả mà bạn và team đã làm được trong toàn bộ chiến dịch. Một số công cụ có thể giúp bạn tối ưu việc phân tích bạn nên tham khảo như Google Analytics, SEMrush,…
Mẫu content plan hiệu quả
Qua quá trình triển khai, tham khảo học hỏi và đúc kết từ nhiều dự án dịch vụ chăm sóc fanpage với đa dạng ngành nghề, Upcontent đã xây dựng 4 mẫu kế hoạch Content bạn có thể tham khảo và tùy chọn cho phù hợp với thương hiệu và định hướng nội dung.
2.Template đăng bài Facebook và Content Plan
3.Template Content Marketing Planning và Content Marketing budget planning
Công cụ triển khai content plan cho social media hiệu quả
Lập content plan trực tiếp trên lịch content
Không mấy ai cảm thấy thoải mái khi làm việc trên các file excel hay google sheet, vì tính chất của các bảng khá khô khan, khó sử dụng, không phù hợp với những công việc cần sự sáng tạo. Nếu bạn cũng cảm thấy không hiệu quả khi sử dụng Excel để lên content plan, PostLab là phần mềm giúp bạn lập content plan trực tiếp cho các kênh social media một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Thay vì các file Excel khô khan, PostLab cho phép bạn lập content plan trực tiếp ngay trên lịch content, cho nhiều kênh social media khác nhau. Với tính năng hiển thị bài viết nháp lên lịch bài sắp đăng, bạn có thể thoả thích thay đổi kế hoạch của mình cho đến khi hoàn tất.
Tạo và quản lý chủ đề content với PostLab
Một trong những tính năng mạnh mẽ và hiệu quả nhất của PostLab, đó là phần mềm cho phép bạn quản lý bài viết theo chủ đề, và thậm chí còn tạo kế hoạch đăng bài cho từng chủ đề nữa. Điều này giúp bạn tránh lan man, sản xuất quá nhiều content không đúng trọng tâm phục vụ cho content strategy hiện tại.
Tạo kế hoạch đăng bài cho từng kênh social media
Thay vì phải tạo kế hoạch content trên các file Excel hoặc các bảng khô khan, bạn hoàn toàn có thể tạo ngay content plan trực tiếp trên PostLab. Bằng cách nào ư? Click vào khung giờ bạn đã có kế hoạch đăng bài trên Lịch bài sắp đăng của kênh social media đó, ghi chú lại những gì bạn muốn, và chọn Lưu nháp.
Những bài viết được lưu nháp vẫn sẽ hiển thị ngay trên Lịch bài sắp đăng như một lời nhắc nhở. Nhưng chúng sẽ không được đăng lên trang của bạn cho đến khi bạn hoàn tất nó.
Ghi chú lại content angle trong từng bài nháp
Như đã nhắc đến ở bên trên, một trong những thông tin quan trọng khi lên kế hoạch content là việc bạn cần phải ghi chú lại định hướng content cần được phát triển, hay còn gọi là content angle. Khi sử dụng PostLab, bạn có thể note lại những ghi chú này ngay trực tiếp trong phần ô nội dung.
Trực tiếp đăng ảnh, video, hoặc URL ngay vào bài viết
Đặc biệt nhất, khi lên kế hoạch content trên PostLab, bạn có thể trực tiếp đính kèm ảnh, video, hoặc URL ngay vào bài viết. Điều này giúp đơn giản hoá việc quản lý các thể loại nội dung khác nhau.
Sau khi hoàn tất phần nội dung và đính kèm, bạn chỉ việc nhấn nút Hoàn tất. PostLab sẽ tự động đăng bài lên fanpage cho bạn, mà bạn không cần phải làm thêm bất kỳ một bước nào nữa!
Làm việc nhóm hiệu quả, nhanh chóng
Tất cả mọi thành viên đều có thể sử dụng PostLab để lập kế hoạch, sáng tạo content, quản lý nội dung của mình, và thậm chí là cả khâu duyệt content. Nếu bạn muốn chia sẻ kế hoạch content của mình cho sếp hoặc khách hàng, đơn giản bật Liên kết công khai và gửi đường link cho họ.
Lưu trữ những ý tưởng chưa sử dụng đến
Trong quá trình sáng tạo nội dung, sẽ có những lúc bạn tràn trề ý tưởng và những lúc bạn lại không có ý tưởng nào. Tận dụng tính năng Bài viết nháp của PostLab để nhanh chóng ghi lại những ý tưởng mới, hay ho ngay khi bạn vừa nảy ra chúng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về content plan và các bước lập mẫu kế hoạch content Marketing cho những ai chưa biết. Hy vọng rằng, kiến thức mà Upcontent chia sẻ sẽ là cơ sở giúp bạn áp dụng vào việc xây dựng content hiệu quả hơn, giúp bạn tối đa lợi ích mà content Marketing mang lại!