Content Angle là gì? cách tạo nên Content Angle “độc đáo” và hấp dẫn 2025

Content Angle là gì?
Chia sẻ bài viết
Mục lục

Content Angle Content Angle là phương pháp tiếp cận chủ đề từ nhiều góc độ khác nhau, thông qua tình huống, nhân vật hoặc các cách tiếp cận đa dạng. Mục đích của Content Angle là định hướng nội dung trước khi tiến hành triển khai chi tiết. Qua đó, giúp định hình cách xây dựng câu chuyện, lập luận hoặc thông điệp xung quanh chủ đề, tạo ra điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy làm sao để xây dựng một Content Angle chuẩn chỉnh và dễ dàng? Hãy cùng Upcontent khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt Content angle với Content pillar


Thuật ngữ
Content Pillar (Cột trụ nội dung)Content Angle
(Hoàn cảnh/ Bối cảnh/ góc nhìn/ cách tiếp cận)
Định nghĩaCách xây dựng nội dung để nói về một doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Nó trả lời cho câu hỏi What.Cách mà bạn nói về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình ra sao. Nó tập trung trả lời cho câu hỏi How.
Mục đíchXác định khung sườn cho chiến dịch Content Marketing.Tạo ra sự khác biệt, độc nhất cho doanh nghiệp trên thị trường.
Ví dụContent pillar là giới thiệu về doanh nghiệpCó nhiều angle khác nhau để giới thiệu về doanh nghiệp
1 – chủ doanh nghiệp
2 – văn phòng/ môi trường làm việc
3 – lịch sử hình thành phát triển
4 – bằng cấp/ giấy chứng nhận/ giải thưởng
5 – tầm nhìn sứ mệnh…
Và từng angle bên trên sẽ có nhiều content idea khác nhau và content format phù hợp với từng kênh/nền tảng để triển khai idea.
Đối với angle chủ doanh nghiệp thì có các content idea sau
– hành trình khởi nghiệp của chủ doanh nghiệp
– bằng cấp/profile của chủ doanh nghiệp
– châm ngôn của chủ doanh nghiệp…

>> Xem thêm:

Tầm quan trọng của Content Angle trong chiến lược content Marketing

Content Angle đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và nâng cao hiệu quả chiến lược content marketing. Dưới đây là 4 vai trò chính:

Tạo sự khác biệt trong thị trường bão hòa thông tin

Trong một thế giới nơi hàng triệu nội dung được tạo ra mỗi ngày, việc có một content angle độc đáo giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Nó cho phép bạn tiếp cận một chủ đề quen thuộc từ một góc độ mới mẻ, thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: Thay vì viết một bài hướng dẫn thông thường về “Cách tiết kiệm tiền”, bạn có thể chọn content Angle “Tiết kiệm tiền theo phong cách người Nhật”, mang đến một góc nhìn mới và thú vị cho độc giả.

Tăng cường sự gắn kết với đối tượng mục tiêu

Một content angle phù hợp có thể tạo ra sự đồng cảm và kết nối sâu sắc với khán giả của bạn. Bằng cách chọn góc độ phản ánh mối quan tâm, nhu cầu hoặc thách thức cụ thể của đối tượng mục tiêu, bạn có thể tạo ra nội dung có giá trị và ý nghĩa hơn đối với họ.

Ví dụ: Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là các bà mẹ trẻ, một content angle như “5 cách quản lý thời gian hiệu quả cho mẹ bỉm sữa” sẽ có sức hút lớn hơn so với một bài viết chung chung về quản lý thời gian.

Cải thiện hiệu quả SEO và khả năng tiếp cận

Content angle không chỉ giúp nội dung của bạn hấp dẫn hơn đối với con người mà còn có thể cải thiện hiệu quả SEO. Bằng cách tập trung vào một góc độ cụ thể, bạn có thể nhắm đến các từ khóa cụ thể và tạo ra nội dung chuyên sâu, được Google đánh giá cao.

Ví dụ: Thay vì cạnh tranh với hàng triệu kết quả cho từ khóa “giảm cân”, bạn có thể nhắm đến một content angle cụ thể như “giảm cân bằng phương pháp 16/8”, giúp tăng cơ hội xuất hiện trong top kết quả tìm kiếm cho từ khóa này.

Tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch Marketing

Content angle mạnh mẽ sẽ giúp bạn tối ưu hóa tài nguyên, tập trung vào những khía cạnh quan trọng nhất, từ đó nâng cao hiệu suất của chiến dịch marketing.

Các loại content angle phổ biến

Dưới đây là 5 loại content angle thường được sử dụng trong các chiến lược content marketing:

Góc độ thông tin (Informational angle)

Đây là cách tiếp cận tập trung vào việc cung cấp kiến thức, dữ liệu hoặc thông tin hữu ích cho người đọc. Góc độ này thường được sử dụng để giải đáp các câu hỏi, giải thích các khái niệm phức tạp hoặc cung cấp hướng dẫn chi tiết.

Ví dụ: “10 khía cạnh thú vị của ngành marketing có thể bạn chưa biết”

Phù hợp khi: Bạn muốn xây dựng uy tín, tăng giá trị cho độc giả, hoặc thu hút traffic thông qua SEO.

Góc độ cảm xúc (Emotional angle)

Loại content angle này nhắm đến việc kích thích cảm xúc của người đọc, có thể là hạnh phúc, ngạc nhiên, tò mò, hoặc thậm chí là sợ hãi (nếu phù hợp với mục tiêu marketing của bạn).

Ví dụ: “5 câu chuyện truyền cảm hứng hay nhất để ta sống tốt hơn mỗi ngày”.

Phù hợp khi: Bạn muốn tạo sự đồng cảm, kết nối sâu sắc với khán giả, hoặc khuyến khích chia sẻ nội dung.

Góc độ giải quyết vấn đề (Problem-solving angle)

Cách tiếp cận này tập trung vào việc cung cấp giải pháp cho một vấn đề cụ thể mà đối tượng mục tiêu của bạn đang gặp phải.

Ví dụ: “5 cách phục hồi da hư tổn an toàn, hiệu quả bạn nên tham khảo”.

Phù hợp khi: Bạn muốn tạo ra giá trị thực tế cho người đọc, xây dựng lòng tin và uy tín.

Góc độ so sánh (Comparative angle)

Loại content angle này tập trung vào việc so sánh và đối chiếu giữa các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc phương pháp khác nhau.

Ví dụ: “Android vs iOS: Nên sử dụng hệ điều hành nào tốt hơn”.

Phù hợp khi: Bạn muốn giúp người đọc đưa ra quyết định, hoặc khi bạn muốn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Góc độ câu chuyện (Storytelling angle)

Đây là cách tiếp cận sử dụng kỹ thuật kể chuyện để truyền đạt thông điệp hoặc thông tin. Nó có thể bao gồm các câu chuyện cá nhân, anecdote hoặc case study.

Ví dụ: “Ví dụ: “Những câu chuyện khởi nghiệp từ Zero đến Hero trên thế giới”.

Phù hợp khi: Bạn muốn tạo sự gắn kết cảm xúc, minh họa một điểm quan trọng thông qua ví dụ thực tế, hoặc tạo nội dung dễ nhớ và chia sẻ.

Quy trình phát triển Content Angle

Brainstorming ý tưởng

Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình phát triển content angle. Hãy tự do đề xuất mọi ý tưởng, không giới hạn bản thân.

  • Sử dụng các kỹ thuật brainstorming như mind mapping, freewriting.
  • Khuyến khích sự sáng tạo và tư duy “ngoài hộp”.
  • Ghi lại tất cả ý tưởng, kể cả những ý tưởng có vẻ “điên rồ”.

Đánh giá và lọc ý tưởng

Sau khi có danh sách các ý tưởng, bạn cần đánh giá xem góc độ nào phù hợp với đối tượng mục tiêu, chiến lược tổng thể và mục tiêu của chiến dịch.

  • Đánh giá mỗi ý tưởng dựa trên tiêu chí: độc đáo, phù hợp với đối tượng, khả thi.
  • Xem xét mỗi ý tưởng có phù hợp với mục tiêu marketing và giá trị thương hiệu không.
  • Loại bỏ những ý tưởng không phù hợp hoặc khó thực hiện.

Kiểm tra tính phù hợp với chiến lược tổng thể

Content angle được chọn cần phải phù hợp và hỗ trợ cho chiến lược content marketing tổng thể của bạn.

  • Đảm bảo content angle phù hợp với tone of voice của thương hiệu.
  • Xem xét liệu content angle có thể phát triển thành một series nội dung không.
  • Đánh giá khả năng tích hợp content angle vào các kênh marketing khác nhau.

Thử nghiệm và tối ưu hóa

Cuối cùng, bạn cần thử nghiệm content angle đã chọn và liên tục tối ưu hóa dựa trên phản hồi và kết quả.

  • Tạo một phiên bản thử nghiệm của nội dung với content angle đã chọn.
  • Thu thập phản hồi từ một nhóm nhỏ đối tượng mục tiêu.
  • Phân tích các chỉ số như tỷ lệ tương tác, thời gian đọc, tỷ lệ bounce.
  • Điều chỉnh và tối ưu hóa content angle dựa trên kết quả thu được.

Cách để tạo ra content angle chất lượng, lôi cuốn

Để tạo ra content angle chất lượng, bạn cần lưu ý 7 yếu tố sau:

Hệ thống hóa được khi lên content plan

Khi triển khai kế hoạch/chiến lược nội dung, bạn cần biết được khách hàng của mình đang trong hành trình nào (ToFu, MiFu hay BoFu; phễu lạnh, ấm hay nóng) để triển khai các content direction cho phù hợp. Từ đó có nhiều Content Pillar khác nhau và chia nhỏ hơn các content angle cho từng pillar đó. Ngoài ra 1 content angle cũng có nhiều content idea theo sau và có nhiều format tùy thuộc vào kênh triển khai nội dung. Bạn có thể tham khảo hình sau để hệ thống hóa được bức tranh tổng thể tương tự với ngành hàng của mình.

Nêu rõ lợi ích khách hàng

Lợi ích luôn là yếu tố then chốt quyết định hành vi mua hàng của khách hàng. Hiểu rõ và truyền tải hiệu quả những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại sẽ giúp bạn thu hút và thuyết phục khách hàng tiềm năng.

Phân loại lợi ích:

  • Lợi ích lý tính: Dựa trên cấu tạo, chức năng và tính năng của sản phẩm/dịch vụ.
  • Lợi ích cảm tính: Gắn liền với cảm xúc, trải nghiệm và giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.

Nêu ra nỗi đau khách hàng và hướng giải quyết nó

Để thành công trong chiến dịch Content Marketing và thu hút khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc nắm bắt và giải quyết nỗi đau của khách hàng. Đây là yếu tố then chốt giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và định vị thương hiệu hiệu quả trên thị trường.

Khách hàng luôn tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề, khó khăn mà họ đang gặp phải. Khi doanh nghiệp thấu hiểu và giải quyết được những “nỗi đau” này, họ sẽ tạo dựng được niềm tin và sự tin tưởng từ khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng và gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Chia sẻ từ các chuyên gia có sức ảnh hưởng

Content Angle “Lời Khuyên Chuyên Gia” là chiến lược hiệu quả giúp bạn xây dựng thương hiệu uy tín, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Cách thức triển khai

  • Xác định chuyên gia phù hợp: Lựa chọn chuyên gia uy tín, có ảnh hưởng trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Lựa chọn chủ đề phù hợp: Chọn chủ đề mà khách hàng quan tâm và có liên quan đến chuyên môn của chuyên gia.
  • Trình bày nội dung sáng tạo: Sử dụng đa dạng hình thức như bài viết, infographic, video phỏng vấn,… để thu hút sự chú ý của người đọc.

Ví dụ:

  • Bài viết: “5 bí quyết chăm sóc da hiệu quả từ chuyên gia da liễu hàng đầu”.
  • Infographic: “Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống lành mạnh”.
  • Video phỏng vấn: “Chuyên gia chia sẻ về xu hướng phát triển của ngành công nghệ trong năm nay”.

Bài viết dạng so sánh

Nhu cầu so sánh sản phẩm trước khi mua là điều hiển nhiên của mọi người dùng. Giữa vô vàn lựa chọn trên thị trường, bài viết so sánh đóng vai trò như kim chỉ nam giúp khách hàng đưa ra quyết định sáng suốt.

Bí quyết viết bài so sánh hiệu quả:

  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp
  • Nghiên cứu kỹ lưỡng
  • Đánh giá khách quan
  • Cấu trúc bài viết rõ ràng
  • Trình bày sinh động bănf hình ảnh, video, bảng biểu,…

Bài viết trích dẫn câu chuyện thương hiệu

Bài viết trích dẫn là một dạng nội dung độc đáo và hữu ích giúp bạn đa dạng hóa blog của mình, thu hút lượng truy cập và tăng tương tác hiệu quả. Lợi ích của việc đăng tải bài viết trích dẫn:

  • Chia sẻ kiến thức từ các tài liệu, ebooks uy tín giúp bạn mang đến cho người đọc nội dung hữu ích và chuyên sâu.
  • Tái sử dụng nội dung chất lượng từ các nguồn uy tín, tiết kiệm thời gian sáng tạo nội dung mới.
  • Nâng cao uy tín và chuyên môn của blog trong mắt người đọc.
  • Đăng tải tài liệu đính kèm giúp tăng lượng truy cập và backlink cho blog, thúc đẩy SEO hiệu quả.

Thể hiện giọng điệu – sự khác biệt của doanh nghiệp

Brand Voice là yếu tố quan trọng giúp Content Angle tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Đây là cách thức mà thương hiệu thể hiện cá tính, giá trị và mục tiêu của mình thông qua cách thức giao tiếp. Nó bao gồm giọng điệu, từ ngữ, cách hành văn và phong cách được sử dụng trong tất cả các kênh truyền thông của thương hiệu.

Ví dụ:

  • Thương hiệu dành cho giới trẻ: Giọng điệu hài hước, năng động, trẻ trung, hướng đến những điều mới mẻ.
  • Thương hiệu dành cho doanh nhân: Giọng điệu nghiêm túc, chững chạc và chuyên nghiệp.

Dựa trên nghiên cứu, khảo sát thực tế

Sử dụng số liệu hiệu quả là cách thức thông minh để củng cố uy tín, thu hút và thuyết phục người đọc, bởi:

  • Số liệu mang đến căn cứ khách quan cho thông tin, giúp người đọc tin tưởng vào nội dung bài viết.
  • Số liệu giúp minh họa và chứng minh cho lập luận của bạn một cách hiệu quả.
  • Con số cụ thể giúp đánh thức sự tò mò và thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Số liệu giúp bạn phân tích và giải thích vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Ví dụ:

  • Bài viết về lợi ích của việc tập thể dục có thể trích dẫn số liệu về tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch ở những người ít vận động.
  • Bài viết review sản phẩm có thể sử dụng số liệu về tỷ lệ hài lòng của khách hàng.
  • Bài viết chia sẻ bí quyết kinh doanh có thể trích dẫn số liệu về tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Gợi ý mẫu Content Angle Theo Từng Lĩnh Vực

Để hiểu rõ hơn về cách áp dụng content angle trong thực tế, hãy xem xét ví dụ cụ thể sau:

Ngành mỹ phẩm

Ngành mỹ phẩm luôn cạnh tranh khốc liệt với vô số thương hiệu và sản phẩm. Một trong những cách xây dựng content angle được ưa chuộng trong ngành mỹ phẩm giúp thu hút sự chú ý của khách hàng đó chính bài viết dạng so sánh.

Điểm qua mẫu content angle đến từ thương hiệu Romand, thương hiệu đã đưa ra hình ảnh so sánh của 2 mẫu cushion khác nhau giúp khách hàng có thể tìm kiếm được sản phẩm phù hợp với từng loại da và mong muốn riêng của bản thân mình, đồng lời lồng ghép các chương trình khuyến mãi giúp sự quan tâm và thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng hơn.

Ngành đồ chơi trẻ em

Đối với xây dựng content angle cho các ngành hàng dành cho trẻ em, thì brand voice là một yếu tố quan trọng giúp tạo được dấu ấn riêng cho thương hiệu, cũng như tạo sự gần gũi và kết nối nhiều hơn đối với khách hàng là phụ huynh và trẻ em.

Là một trong những thương hiệu đi đầu về cung cấp đồ chơi, đồ dùng cho trẻ, có thể thấy Mykingdom luôn sử dụng giọng điệu tươi vui, hài hước, dễ thương cho các nội dung của mình.

Ngành F&B

Sử dụng các câu trích dẫn trong ngành F&B giúp bài viết của bạn trở nên độc đáo, sáng tạo, đồng thời truyền tải thông điệp một cách tinh tế và hiệu quả hơn đối với khách hàng của mình.

Sản phẩm công nghệ

Chủ đề: Điện thoại thông minh mới

  • Content Angle 1: “Cách điện thoại mới này có thể cải thiện năng suất làm việc của bạn”
  • Content Angle 2: “10 tính năng độc đáo mà bạn chưa từng thấy trên bất kỳ điện thoại nào khác”
  • Content Angle 3: “Đánh giá chi tiết: Liệu điện thoại này có xứng đáng với giá tiền?”

Ngành du lịch

Chủ đề: Du lịch Đà Nẵng

  • Content Angle 1: “Khám phá Đà Nẵng qua ẩm thực đường phố: Hành trình 7 ngày cho tín đồ ăn uống”
  • Content Angle 2: “Đà Nẵng cho người yêu thiên nhiên: Top 5 điểm đến eco-friendly”
  • Content Angle 3: “Đà Nẵng từ góc nhìn của một nhiếp ảnh gia: Những địa điểm chụp ảnh đẹp nhất”

Mỗi góc nhìn nhắm đến một nhóm du khách cụ thể với sở thích và mong muốn khác nhau.

Lỗi thường gặp khi sử dụng Content Angle và cách khắc phục

Sử dụng góc độ quá rộng hoặc quá hẹp

Lỗi: Nhiều người hoặc chọn content angle quá rộng, khiến nội dung trở nên chung chung, hoặc quá hẹp, giới hạn khả năng tiếp cận đối tượng.

Cách khắc phục:

  • Đảm bảo content angle đủ cụ thể để tạo sự khác biệt, nhưng vẫn đủ rộng để thu hút đối tượng mục tiêu.
  • Sử dụng phương pháp “niche down” để thu hẹp chủ đề rộng thành các góc độ cụ thể hơn.
  • Thử nghiệm và điều chỉnh dựa trên phản hồi của đối tượng.

Sao chép từ đối thủ cạnh tranh

Lỗi: Lấy ý tưởng từ đối thủ mà không có sự điều chỉnh hay sáng tạo, dẫn đến nội dung trùng lặp và thiếu sức hấp dẫn.

Cách khắc phục: Nghiên cứu đối thủ để lấy cảm hứng nhưng luôn sáng tạo và điều chỉnh content angle theo phong cách, giá trị riêng của thương hiệu.

Không nhất quán trong việc áp dụng content angle

Lỗi: Thay đổi content angle liên tục hoặc không áp dụng nhất quán qua các kênh marketing khác nhau.

Cách khắc phục:

  • Phát triển một kế hoạch content marketing tổng thể với content angle xuyên suốt
  • Đảm bảo tất cả các team (content, design, social media) đều hiểu và áp dụng content angle một cách nhất quán
  • Tạo ra một brand guideline bao gồm cả hướng dẫn về cách sử dụng content angle

Câu Hỏi Thường Gặp Về Content Angle

Content angle có phải là yếu tố quyết định thành công của chiến dịch content marketing không?

Content angle đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nội dung có thu hút được đối tượng mục tiêu hay không. Tuy nhiên, để chiến dịch content marketing thành công, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác như tối ưu SEO, kênh phân phối nội dung, chiến lược truyền thông tổng thể, và chất lượng nội dung. Content angle mạnh có thể thu hút sự chú ý ban đầu, nhưng nếu nội dung không chất lượng hoặc không phù hợp với nhu cầu của đối tượng, chiến dịch vẫn có thể thất bại.

Làm thế nào để phân biệt giữa content angle tốt và kém hiệu quả?

  • Phù hợp với đối tượng: Tốt – đáp ứng nhu cầu cụ thể; Kém – quá chung chung.
  • Tính độc đáo: Tốt – mang góc nhìn mới; Kém – lặp lại nội dung sẵn có.
  • Nhất quán với thương hiệu: Tốt – phản ánh giá trị cốt lõi; Kém – mâu thuẫn với định vị.
  • Tạo tương tác: Tốt – kích thích thảo luận; Kém – ít phản hồi.
  • Khả thi: Tốt – dễ triển khai; Kém – quá tham vọng, khó thực hiện.
  • Hiệu quả SEO: Tốt – phù hợp ý định tìm kiếm; Kém – khó tối ưu.
  • Đo lường được: Tốt – có KPI rõ ràng; Kém – khó đánh giá hiệu quả.

Content angle có thể thay đổi theo thời gian không?

Content angle hoàn toàn có thể và thường nên thay đổi theo thời gian. Đây là một khía cạnh quan trọng của chiến lược content marketing linh hoạt và hiệu quả.

Content Angle là yếu tố quan trọng giúp chiến lược content marketing của bạn trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Bằng cách chọn đúng góc độ tiếp cận cho nội dung, bạn có thể tạo ra những bài viết, video hoặc chiến dịch gây ấn tượng và tạo sự kết nối với đối tượng mục tiêu. Chúc bạn thành công!

Đừng bỏ lỡ

Tư vấn Chiến lược Content Marketing?

Liên hệ ngay Upcontent để thương hiệu của bạn được lan tỏa đến đúng khách hàng của bạn.

small_c_popup.png

Hãy đầu Tư đúng mực cho Content Marketing

Hãy để upcontent Đồng Hành Cùng bạn