17 công thức viết content: Hướng dẫn chi tiết kèm ví dụ 2024

Công thức viết content hay
Chia sẻ bài viết
Mục lục

Công thức viết content không chỉ là chìa khóa giúp bài viết trở nên hấp dẫn, thu hút hơn mà còn là cơ sở để người làm sáng nội dung triển khai ý tưởng theo cách khoa học, dễ dàng nhất. Khám phá 17 công thức tạo ra content bất hủ cùng Upcontent để ứng dụng thật tốt vào sản phẩm của mình nhé!!

Công thức PAS: Kích hoạt nhu cầu của độc giả

PAS là viết tắt của Problem (Vấn đề), Agitate (Khuấy động) và Solution (Giải pháp). Nó tập trung vào việc kích thích nhu cầu của độc giả bằng cách nhận diện vấn đề mà họ đang gặp phải, khuấy động cảm xúc để làm vấn đề trở nên cấp bách hơn và cuối cùng là đưa ra giải pháp phù hợp.

  • Problem (Vấn đề): Xác định và nêu rõ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Việc này cần được thực hiện một cách cụ thể và chính xác để người đọc cảm thấy bài viết đang giải quyết đúng vấn đề của họ.
  • Agitate (Khuấy động): Làm cho vấn đề trở nên cấp bách hơn bằng cách tác động đến cảm xúc của người đọc. Mục tiêu ở đây là khiến họ cảm nhận sâu sắc hơn về mức độ ảnh hưởng của vấn đề tới cuộc sống của họ, từ đó tạo ra nhu cầu muốn giải quyết.
  • Solve (Giải pháp): Cung cấp giải pháp để giải quyết vấn đề. Đây là lúc bạn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như một phương tiện để người đọc có thể thoát khỏi tình huống khó khăn mà họ đang gặp phải.

Ví dụ công thức PAS về khóa học quản lý thời gian.

  • Problem: “Bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian?”.
  • Agitate: “Việc không kiểm soát được thời gian có thể dẫn đến stress, giảm năng suất và bỏ lỡ nhiều cơ hội quan trọng”.
  • Solve: “Khóa học ‘Quản lý thời gian hiệu quả’ của chúng tôi sẽ giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống”.

Công thức AIDA: Nền tảng của viết content hiệu quả

Công thức AIDA là một trong những công thức phổ biến và cơ bản nhất trong viết content marketing. AIDA là viết tắt của 4 yếu tố:

  • Attention (Chú ý): Mở đầu bài viết với tiêu đề hấp dẫn, gợi sự tò mò và tạo ấn tượng mạnh với độc giả.
  • Interest (Kích thích sự quan tâm): Cung cấp thông tin, dữ kiện thú vị để thu hút sự quan tâm của độc giả và giữ họ đọc tiếp.
  • Desire (Kích thích mong muốn): Làm nổi bật lợi ích, giải pháp mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể mang lại.
  • Action (Kêu gọi hành động): Kêu gọi độc giả thực hiện hành động cụ thể, như đăng ký, mua hàng hoặc chia sẻ.

Ví dụ công thức AIDA: quảng cáo kem dưỡng da

  • Attention: “Bạn đã bao giờ mơ ước về một làn da hoàn hảo?”.
  • Interest: “Khám phá bí quyết chăm sóc da của các ngôi sao Showbiz Việt”.
  • Desire: “Hãy tưởng tượng bạn sở hữu làn da tươi trẻ, rạng rỡ mỗi ngày”.
  • Action: “Đặt hàng ngay hôm nay để nhận ưu đãi 50% cho bộ sản phẩm chăm sóc da cao cấp”.

Xem thêm:

Công thức BAB: Xây dựng kịch bản trước-sau

BAB là công thức viết content đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp về sự thay đổi tích cực mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại. Mục tiêu của BAB là giúp độc giả hình dung rõ ràng về sự khác biệt giữa trạng thái trước và sau khi sử dụng sản phẩm, từ đó thuyết phục họ hành động để có được sự thay đổi đó. Công thức BAB gồm 3 yếu tố:

  • Before (Trước): Mô tả tình trạng hoặc vấn đề mà người đọc đang gặp phải trước khi có giải pháp.
  • After (Sau): Phần này cần làm nổi bật lợi ích cụ thể mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại, giúp họ hình dung rõ ràng về trạng thái lý tưởng sau khi sử dụng giải pháp mà bạn đề xuất.
  • Bridge (Cầu nối): Đây là phần kết nối giữa trạng thái “Before” và “After”. Bạn cần giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như là giải pháp hoàn hảo giúp khách hàng vượt qua khoảng cách giữa hai trạng thái. Đồng thời, cung cấp cho độc giả giải pháp cụ thể và làm cho giải pháp trở nên hấp dẫn, dễ tiếp cận.

Ví dụ:

  • Before: “Bạn đang mất hàng giờ mỗi ngày để dọn dẹp nhà cửa?”.
  • After: “Hãy tưởng tượng về một ngôi nhà luôn sạch sẽ, gọn gàng mà không cần tốn công sức”.
  • Bridge: “Robot hút bụi thông minh của chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, để bạn có thể tận hưởng cuộc sống”.

Công thức PASTOR: Tạo nội dung bán hàng hiệu quả

PASTOR là công thức viết content đặc biệt hiệu quả cho các bài viết bán hàng dài. Mục tiêu của công thức này là tạo ra nội dung thuyết phục và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách cung cấp giải pháp phù hợp cho vấn đề của họ. Công thức PASTOR gồm 6 yếu tố:

  • Problem (Vấn đề): Xác định và nêu rõ vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải.
  • Amplify (Khuếch đại): Nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề và hậu quả mà khách hàng có thể phải đối mặt nếu không giải quyết kịp thời. Điều này giúp khách hàng nhận thấy tính cấp bách và thúc đẩy họ tìm kiếm giải pháp ngay lập tức.
  • Story (Câu chuyện): Kể câu chuyện về việc khách hàng phải đối mặt với vấn đề tương tự và đã tìm ra giải pháp hiệu quả. Câu chuyện này không chỉ giúp tạo sự gần gũi mà còn làm cho khách hàng nhìn thấy rằng giải pháp bạn đề xuất thực sự có giá trị.
  • Transformation (Chuyển đổi): Cho khách hàng thấy họ sẽ được giải quyết vấn đề khi áp dụng giải pháp mà bạn cung cấp. Điều này giúp khách hàng hình dung rõ ràng lợi ích mà họ sẽ đạt được.
  • Offer (Ưu đãi): Đưa ra ưu đãi đặc biệt để khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức. Ưu đãi này có thể là giảm giá, quà tặng kèm, voucher,…
  • Response (Phản hồi): Kết thúc bài viết bằng lời kêu gọi hành động rõ ràng. Đồng thời, tạo sự cấp bách hoặc giới hạn thời gian để thúc đẩy hành động nhanh chóng.

Ví dụ:

  • Problem: “Bạn gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp?”
  • Amplify:”Nếu không có giải pháp hiệu quả, doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc cân đối ngân sách, dẫn đến những quyết định sai lầm có thể gây thiệt hại về tài chính.”
  • Story and Solution: “Một công ty tương tự đã gặp vấn đề trong việc kiểm soát chi phí, nhưng sau khi sử dụng phần mềm quản lý tài chính của chúng tôi, họ đã giảm 30% chi phí vận hành trong vòng 6 tháng.”
  • Transformation: “Sau khi áp dụng phần mềm, bạn sẽ dễ dàng quản lý dòng tiền, đưa ra các quyết định tài chính chính xác và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.”
  • Offer: “Hiện tại, chúng tôi cung cấp ưu đãi dùng thử miễn phí 30 ngày kèm theo giảm giá 15% cho gói dịch vụ 1 năm.”
  • Response:”Đăng ký ngay hôm nay để tận dụng ưu đãi này. Chương trình khuyến mãi chỉ kéo dài đến cuối tháng, đừng bỏ lỡ cơ hội để nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp của bạn.”

Công thức APP

Công thức viết content APP là phương pháp hiệu quả thường được áp dụng trong phần mở đầu hoặc giới thiệu của bài viết dài, nhằm thu hút sự chú ý và khuyến khích người đọc tiếp tục theo dõi nội dung. Công thức này gồm 3 yếu tố chính:

  • Agree (Đồng ý): Thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với khó khăn, thắc mắc,… mà khách hàng đang gặp phải, từ đó xây dựng mối liên kết với họ.
  • Promise (Hứa hẹn): Đưa ra lời hứa về giải pháp hoặc lợi ích cụ thể mà sản phẩm/dịch vụ mang lại, giúp tạo niềm tin và kích thích mong muốn sở hữu của khách hàng.
  • Preview (Xem trước): Cung cấp cái nhìn tổng quan về tính năng và lợi ích chính của sản phẩm/dịch vụ, đồng thời gợi mở thông tin chi tiết sẽ được đề cập trong bài, khuyến khích người đọc tiếp tục tìm hiểu thêm.

Ví dụ:

  • Agree: “Bạn cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh và muốn cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình?”
  • Promise: “Khóa học tiếng Anh online của chúng tôi sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh chỉ sau một thời gian ngắn.”
  • Preview: “Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, giáo trình chất lượng và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm.”

Công thức FAB: Nhấn mạnh lợi ích cho khách hàng

FAB là viết tắt của Features (Đặc điểm), Advantages (Ưu điểm) và Benefits (Lợi ích). Công thức này là phương pháp mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung thu hút bằng cách tập trung vào các khía cạnh cụ thể của sản phẩm/dịch vụ và nhấn mạnh lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được.

  • Features (Đặc điểm): Tập trung vào việc giới thiệu đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ như kỹ thuật, tính năng,…
  • Advantages (Ưu điểm): Chỉ ra ưu điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ so với các đối thủ khách thị trường.
  • Benefits (Lợi ích): Lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Bạn cần giải thích cách sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ, cải thiện cuộc sống hoặc mang lại giá trị cho người tiêu dùng.

Ví dụ công thức content FAB – Sản phẩm máy lọc không khí.

  • Features: Máy lọc không khí với bộ lọc HEPA 3 lớp, cảm biến bụi và hệ thống tạo ion âm.
  • Advantages: Bộ lọc HEPA 3 lớp giúp lọc được 99.97% các hạt bụi nhỏ đến 0.3 micron, cảm biến bụi tự động điều chỉnh chế độ lọc, và hệ thống ion âm giúp làm sạch không khí hiệu quả.
  • Benefits: Giúp không khí trong nhà luôn trong lành, giảm thiểu nguy cơ dị ứng và các vấn đề hô hấp cho gia đình bạn, mang lại môi trường sống lành mạnh hơn.

Công thức ACCA: Tạo nội dung thuyết phục

Công thức ACCA là một trong những phương pháp viết content hiệu quả, giúp tạo ra nội dung thuyết phục và thu hút người đọc. Công thức này được thiết kế để dẫn dắt người đọc từ giai đoạn nhận thức ban đầu cho đến hành động cụ thể.

  • Awareness (Nhận thức): Giới thiệu vấn đề hoặc chủ đề mà bạn muốn đề cập, giúp người đọc nhận biết được tầm quan trọng của nó.
  • Comprehension (Hiểu biết): Cung cấp thông tin chi tiết giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề. Bạn cần giải thích rõ ràng và cụ thể để độc giả nắm bắt được các khía cạnh, từ đó tạo ra sự kết nối giữa họ và nội dung bạn cung cấp.
  • Conviction (Niềm tin): Xây dựng niềm tin cho độc giả về giải pháp mà bạn cung cấp. Hãy cho họ thấy rằng giải pháp của bạn không chỉ hiệu quả mà còn đáng tin cậy. Sử dụng các câu chuyện thành công, lời chứng thực từ khách hàng hoặc số liệu thực tế để chứng minh,…
  • Action (Hành động): Hướng dẫn rõ ràng cho người đọc về những gì họ nên làm tiếp theo. Hãy tạo sự cấp bách hoặc động lực cho họ thực hiện hành động ngay lập tức như đăng ký dùng thử, liên hệ tư vấn,…

Ví dụ:

  • Awareness: “Ngày nay, hơn 60% doanh nghiệp nhỏ không có chiến lược marketing số rõ ràng, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh và khách hàng tiềm năng.”
  • Comprehension: “Việc không có kế hoạch marketing số có thể khiến doanh nghiệp của bạn không thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, làm giảm hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.”
  • Conviction: “Công ty XYZ đã từng rơi vào tình trạng tương tự. Sau khi hợp tác với chúng tôi, họ đã phát triển chiến lược marketing số toàn diện, dẫn đến việc tăng trưởng doanh thu lên đến 50% chỉ trong vòng 6 tháng.”
  • Action: “Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về chiến lược marketing số của bạn.”

Công thức 4C: Tối ưu hóa nội dung cho khách hàng

Bạn muốn nội dung của mình thật sự nổi bật và thu hút người đọc? Hãy thử áp dụng công thức 4C – công thức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. 4C là viết tắt của:

  • Clear (Rõ ràng): Nội dung phải dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tránh dùng từ ngữ quá chuyên môn, hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, mạch lạc để mọi người đều có thể nắm bắt được thông điệp.
  • Concise (Ngắn gọn): Nội dung nên đi thẳng vào vấn đề, tập trung vào các ý quan trọng và loại bỏ thông tin không cần thiết.
  • Compelling (Thuyết phục): Sử dụng ngôn ngữ sinh động, ví dụ thực tế và câu chuyện truyền cảm hứng để kích thích cảm xúc và tạo kết nối với độc giả.
  • Credible (Đáng tin cậy): Truyền đạt nội dung dựa trên thông tin chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.

Ví dụ:

  • Clear : “Nước rửa chén giúp chén bát sạch bóng, loại bỏ dầu mỡ hiệu quả, an toàn cho da tay.”
  • Concise: “Công thức đậm đặc, tiết kiệm, hương thơm dễ chịu.”
  • Compelling: “Hãy tưởng tượng bạn có một căn bếp luôn sạch sẽ, sáng bóng với những chiếc chén bát lung linh. Nước rửa chén sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.”
  • Credible: “Sản phẩm đã được kiểm nghiệm da liễu và không chứa chất tẩy rửa độc hại.”

Công thức 4U: Tạo giá trị độc đáo cho content

Công thức content 4U (Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific) được thực hiện như sau:

  • Useful (Hữu ích): Đảm bảo nội dung mang lại giá trị thực tế, giúp người đọc giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu hoặc cung cấp thông tin họ quan tâm. Ngôn từ nên đơn giản, rõ ràng và đi thẳng vào trọng tâm.
  • Urgent (Cấp bách): Tạo cảm giác khẩn cấp bằng cách sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, cấp bách hoặc cung cấp ưu đãi có giới hạn để kích thích người đọc hành động ngay lập tức.
  • Unique (Độc đáo): Tạo sự khác biệt với nội dung độc đáo, sáng tạo hoặc chia sẻ góc nhìn mới. Sự độc đáo này giúp bài viết nổi bật giữa các đối thủ và thu hút sự chú ý.
  • Ultra-specific (Cực kỳ cụ thể): Tối ưu nội dung bằng cách cung cấp thông tin chi tiết, rõ ràng và chính xác. Tránh dùng ngôn ngữ mơ hồ, tập trung vào việc truyền tải thông tin cụ thể, dễ hiểu cho người đọc.

Ví dụ:

  • Useful : “Kem dưỡng da giúp bạn có làn da trắng sáng, mịn màng chỉ sau 7 ngày. Sản phẩm phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.”
  • Urgent: “Ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho 100 khách hàng đầu tiên. Mua ngay hôm nay để nhận được quà tặng hấp dẫn.”
  • Unique: “Công thức độc đáo kết hợp từ các loại thảo dược thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho làn da.”
  • Ultra-specific: “Kem dưỡng da chứa tinh chất nha đam, vitamin E và collagen giúp cấp ẩm sâu, chống lão hóa, làm mờ vết thâm và đều màu da.”


Công thức 5W1H

5W1H là công cụ hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả content marketing. Công thức này giúp chúng ta trả lời những câu hỏi cơ bản về một vấn đề, từ đó đảm bảo nội dung được đầy đủ, rõ ràng và logic.

  • What (Cái gì?): Xác định chủ đề hoặc nội dung chính mà bạn muốn truyền tải. Đây là câu hỏi nền tảng giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề được thảo luận.
    • Xác định rõ vấn đề của khách hàng cần giải quyết là gì?
    • Mục tiêu cuối cùng mà thương hiệu muốn đạt được.
    • Xác định nội dung cốt lõi của thông tin cần truyền đạt.
    • Ví dụ: Trong bài viết quảng cáo sản phẩm, “What” sẽ là sản phẩm đó là gì, những tính năng chính của sản phẩm.
  • Who (Ai?):
    • Xác định đối tượng mà nội dung hướng đến.
    • Ai là người sẽ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ/sự kiện này?
    • Ví dụ: Trong một chiến dịch marketing, “Who” sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng mà chúng ta muốn hướng đến như giới trẻ, người trung niên, người có thu nhập cao,…
  • Where (Ở đâu?): Địa diễn ra sự kiện hoặc nơi mà vấn đề được thảo luận.
    • Xác định nơi diễn ra sự việc (cửa hàng khuyến mãi, địa điểm workshop,…) hoặc nơi thông tin được cung cấp.
    • Xác định các kênh truyền thông phù hợp để truyền đạt thông tin như Facebook, Website,…
    • Ví dụ: Một sự kiện được tổ chức ở đâu? Một bài viết được đăng trên trang web nào?
  • When (Khi nào?): Thời gian diễn ra sự kiện hoặc thời điểm mà vấn đề được đề cập.
    • Xác định thời điểm diễn ra sự kiện hoặc thời hạn kết thúc (Thời gian áp dụng chương trình khuyến mãi,…)
    • Mô tả kế hoạch chi tiết cho các hoạt động (các hoạt dộng ở buổi workshop, tri ân khách hàng,…)
  • Why (Tại sao?): Giải thích lý do tại sao vấn đề lại quan trọng. Điều này giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng và lợi ích sẽ nhận được.
    • Nguyên nhân: Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
    • Mục tiêu: Xác định lý do tại sao chúng ta muốn làm điều này.
    • Ví dụ: Tại sao thương hiệu muốn tung ra sản phẩm mới?
  • How (Như thế nào?): Mô tả quy trình hoặc cách thức giải quyết vấn đề. Điều này giúp người đọc hiểu rõ và tin tưởng hơn vào sản phẩm/dịch vụ.

Ví dụ:

  • What: Điện thoại thông minh mới với màn hình siêu nét, cấu hình mạnh mẽ và camera chất lượng cao.
  • Who: Người trẻ tuổi, doanh nhân, người yêu thích công nghệ.
  • Where: Các cửa hàng bán lẻ điện thoại, website chính hãng, các sàn thương mại điện tử.
  • When: Ra mắt vào cuối quý 3.
  • Why: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng về một chiếc điện thoại thông minh đa năng, hiệu năng cao.
  • How: Sử dụng chiến dịch quảng cáo đa kênh, tổ chức các sự kiện ra mắt, hợp tác với các influencer.

Công thức 3S

Công thức 3S là phương pháp hiệu quả giúp sáng tạo nội dung cuốn hút và chất lượng, bao gồm 3 yếu tố chính:

  • Star (Ngôi sao): Xác định nhân vật trung tâm của câu chuyện, có thể là khách hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu,… Hãy làm nổi bật điểm đặc sắc và khác biệt để gây ấn tượng với người đọc.
  • Story (Câu chuyện): Xây dựng câu chuyện hấp dẫn xoay quanh nhân vật chính như kể về khó khăn, nhu cầu hoặc hành trình họ đã trải qua. Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, truyền cảm hứng và tạo sự liên kết với người đọc.
  • Solution (Giải pháp): Đưa ra giải pháp cho vấn đề của nhân vật chính. Nêu rõ lợi ích mà giải pháp mang lại, giúp người đọc thấy được giá trị thực tế.

Ví dụ:

  • Star: Một chủ cửa hàng thời trang đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng online.
  • Story: Dù đã đầu tư vào quảng cáo và xây dựng website, cửa hàng vẫn ít người biết đến. Doanh số bán hàng không tăng, khiến chủ cửa hàng lo lắng về tương lai kinh doanh của mình.
  • Solution: Sau khi áp dụng chiến lược marketing trên mạng xã hội kết hợp với nội dung hấp dẫn, cửa hàng đã thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng gấp đôi trong vòng 3 tháng, giúp cửa hàng dần trở nên nổi tiếng.

Công thức 4P

Công thức viết content 4P (Picture – Promise – Prove – Push) bao gồm 4 thành phần chính:

  • Picture (Hình ảnh): Sử dụng hình ảnh ấn tượng, thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hình ảnh có thể là ảnh sản phẩm, minh họa hoặc người dùng,… và phải phản ánh được nội dung mà bài viết muốn truyền tải.
  • Promise (Lời hứa): Đưa ra cam kết rõ ràng về lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ mang lại. Cam kết này cần được nêu cụ thể, dễ hiểu và sử dụng ngôn ngữ thuyết phục để tạo niềm tin cho người đọc.
  • Prove (Chứng minh): Để lời hứa thêm thuyết phục, hãy đưa ra bằng chứng như số liệu, phản hồi từ khách hàng, hoặc chứng nhận, giải thưởng,… Những dẫn chứng này nên lấy từ nguồn đáng tin cậy.
  • Push (Thúc đẩy): Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, khuyến khích người đọc thực hiện ngay như mua hàng, đăng ký,… Ngôn ngữ nên tạo cảm giác khẩn cấp và đảm bảo quy trình thực hiện dễ dàng cho khách hàng.

Ví dụ:

  • Picture: Hình ảnh hấp dẫn về sản phẩm điện thoại mới nhất với thiết kế sang trọng.
  • Promise: “Cam kết hiệu suất vượt trội, pin bền bỉ suốt 48 giờ sử dụng liên tục”
  • Prove: “Được 95% khách hàng đánh giá 5 sao về chất lượng và hiệu năng.”
  • Push: “Đặt hàng ngay hôm nay để nhận ưu đãi giảm giá 20%, chỉ còn 3 ngày!”

Công thức 5A

Công thức 5A là một trong những phương pháp viết content hiệu quả được nhiều marketer áp dụng. Dưới đây là 5 yếu tố chính:

  • Awareness (Nhận thức): Nội dung cần thu hút sự chú ý của khách hàng bằng những thông tin hấp dẫn và giải quyết đúng nhu cầu của họ.
  • Appeal (Thu hút): Thể hiện rõ ràng ưu điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ, khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn là lựa chọn tối ưu.
  • Ask (Tìm hiểu): Cung cấp thông tin chi tiết, minh bạch để khách hàng yên tâm và tin tưởng. Điều này, giúp xây dựng lòng tin và khuyến khích họ tìm hiểu thêm về sản phẩm.
  • Action (Hành động): Kêu gọi khách hàng thực hiện hành động ngay lập tức với ưu đãi hấp dẫn và quy trình mua hàng đơn giản.
  • Advocate (Ủng hộ): Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm tích cực và đánh giá sản phẩm, từ đó trở thành những người ủng hộ thương hiệu và tham gia vào các chương trình tri ân khách hàng.

Ví dụ:

  • Awareness: “Mùi hương quyến rũ, tự tin giúp bạn tỏa sáng mọi nơi. Bạn đã tìm thấy hương thơm hoàn hảo cho mình chưa?”
  • Appeal: “Nước hoa với thành phần từ thiên nhiên, mang đến hương thơm độc đáo, lưu hương lâu dài, giúp bạn tự tin thể hiện cá tính.”
  • Ask: “Bạn muốn biết thêm về các tầng hương của sản phẩm? Hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.”
  • Action: “Mua ngay hôm nay để nhận ưu đãi giảm giá 20% và quà tặng hấp dẫn.”
  • Advocate: “Chia sẻ cảm nhận của bạn về sản phẩm trên trang cá nhân và nhận cơ hội trúng thưởng.”

Công thức SCH: Đơn giản hóa thông điệp phức tạp

Công thức SCH (Star – Chain – Hook) là phương pháp viết content giúp tạo ra nội dung hấp dẫn và hiệu quả bằng cách kể câu chuyện liên kết chặt chẽ, dẫn dắt người đọc qua từng bước để cuối cùng đưa ra lời kêu gọi hành động mạnh mẽ.

  • Star (Ngôi sao): Giới thiệu nhân vật chính của câu chuyện, có thể là người đọc, khách hàng hoặc sản phẩm,… Mục tiêu là thu hút sự chú ý bằng cách bắt đầu với tình huống thú vị hoặc kịch tính.
  • Chain (Xích nối): Chuỗi thông tin được kết nối liền mạch, từ việc trình bày các lợi ích của sản phẩm/dịch vụ đến cách mà nó giải quyết vấn đề của người đọc.
    • Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể mang lại lợi ích gì cho người đọc?
    • Tại sao họ nên quan tâm?
    • Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết những vấn đề nào của người đọc?
  • Hook (Lời kết): Kết thúc câu chuyện bằng lời kêu gọi hành động rõ ràng và hấp dẫn. Khuyến khích người đọc thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, hoặc chia sẻ nội dung,…

Ví dụ công thức content SCH cho máy điều hòa không khí Inverter

  • Star: “Bạn có mệt mỏi vì căn phòng quá nóng dù đã bật quạt cả ngày?”
  • Chain: “Điều hòa không khí Inverter làm mát nhanh chóng, tiết kiệm đến 50% điện năng so với các sản phẩm thông thường. Với thiết kế hiện đại và độ ồn thấp, nó sẽ mang đến cho bạn không gian thoải mái suốt mùa hè.”
  • Hook: ” Đừng bỏ lỡ! Đặt mua ngay hôm nay và nhận ưu đãi giảm giá 15% cùng bảo hành 2 năm.”

Công thức content của Bob Stone

Bước 1: Bắt đầu với lợi ích nổi bật nhất

  • Xác định khách hàng tiềm năng: Ai là người cần sản phẩm/dịch vụ của bạn nhất?
  • Thấu hiểu nhu cầu: Điều gì quan trọng nhất đối với họ?
  • Lựa chọn thông điệp: Lời khẳng định hay lợi ích nào thúc đẩy họ hành động?


Bước 2: Mở rộng về lợi ích

  • Cung cấp thông tin thuyết phục: Làm thế nào để biến lợi ích trở nên hấp dẫn và không thể bỏ qua?
  • Giải thích tác dụng: Sản phẩm/dịch vụ giúp người đọc đạt được kết quả mong muốn như thế nào?
  • Tạo dấu ấn khó phai: Làm sao để nội dung copywriting ghi dấu trong tâm trí người đọc?


Bước 3: Giải thích những gì họ sẽ nhận được

  • Tính năng nổi bật: Đặc điểm nào của sản phẩm/dịch vụ thu hút người đọc nhất?
  • Nhấn mạnh điểm nhấn: Làm thế nào để làm nổi bật những đặc điểm đó?
  • Sử dụng storytelling: Kể một câu chuyện hay vẽ ra một bức tranh sinh động trong tâm trí họ?


Bước 4: Dùng bằng chứng củng cố

  • Chứng minh hiệu quả: Bạn có bằng chứng gì cho thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn hoạt động hiệu quả?
  • Dẫn chứng cụ thể: Chia sẻ lời chứng thực, nghiên cứu điển hình, sự thật hoặc số liệu thống kê về sản phẩm/dịch vụ của bạn?


Bước 5: Nhắc nhở hậu quả của việc không hành động

  • Nỗi lo tiềm ẩn: Người đọc muốn tránh những vấn đề nào?
  • Hậu quả tiêu cực: Điều gì sẽ xảy ra nếu họ không mua sản phẩm/dịch vụ của bạn?


Bước 6: Tổng hợp những lợi ích cốt lõi

  • Gây ấn tượng mạnh mẽ: Làm thế nào để khiến người đọc đồng cảm với những lợi ích này?
  • Kích thích hành động: Sử dụng cảm xúc nào để thúc đẩy họ hành động?
  • Vẽ nên tương lai tươi sáng: Gợi lên viễn cảnh tương lai như thế nào?


Bước 7: Kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng

  • Hành động mong muốn: Bạn muốn người đọc thực hiện hành động gì?
  • Đơn giản hóa hành động: Làm thế nào để họ dễ dàng thực hiện hành động đó?
  • Tạo ra sự khan hiếm: Kích thích họ bằng cách tạo ra sự khan hiếm?

Ví dụ công thức content của Bob Stone: Máy lọc nước thông minh

Bước 1: Bắt đầu với lợi ích nổi bật nhất:

  • Khách hàng tiềm năng: Người quan tâm đến sức khỏe, muốn sử dụng nước sạch tinh khiết.
  • Nhu cầu: Máy lọc nước hiệu quả, tiện lợi, tiết kiệm chi phí.
  • Thông điệp: “Tận hưởng nguồn nước tinh khiết mỗi ngày với máy lọc nước X!”


Bước 2: Mở rộng về lợi ích:

  • Cung cấp thông tin: Loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng, cung cấp khoáng chất thiết yếu.
  • Giải thích tác dụng: Bảo vệ sức khỏe gia đình, phòng ngừa bệnh tật.
  • Tạo dấu ấn: Sử dụng hình ảnh so sánh nước trước và sau khi lọc.


Bước 3: Giải thích những gì họ sẽ nhận được:

  • Tính năng nổi bật: Công nghệ lọc tiên tiến, tiết kiệm nước, tự động sục rửa.
  • Nhấn mạnh điểm nhấn: Thiết kế sang trọng, bảo hành lâu dài, dịch vụ khách hàng chu đáo.
  • Sử dụng storytelling: Kể chuyện về gia đình sử dụng máy lọc nước để bảo vệ sức khỏe.


Bước 4: Dùng bằng chứng củng cố:

  • Chứng minh hiệu quả: Kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước, chứng nhận an toàn.
  • Dẫn chứng cụ thể: Chia sẻ lời chứng thực của người dùng, số liệu thống kê về hiệu quả.


Bước 5: Nhắc nhở hậu quả của việc không hành động:

  • Nỗi lo tiềm ẩn: Sử dụng nước bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.
  • Hậu quả tiêu cực: Ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, tốn kém chi phí điều trị.


Bước 6: Tổng hợp những lợi ích cốt lõi:

  • Tổng hợp lợi ích: Cung cấp nước sạch tinh khiết, bảo vệ sức khỏe gia đình, tiết kiệm chi phí.
  • Kích thích hành động: Tạo cảm giác cấp bách bằng chương trình khuyến mãi.
  • Vẽ nên tương lai tươi sáng: Miêu tả cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc của gia đình khi sử dụng nước sạch.


Bước 7: Kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng:

  • Hành động mong muốn: Mua ngay hôm nay để nhận ưu đãi.
  • Đơn giản hóa hành động: Cung cấp link mua hàng trực tiếp, hướng dẫn đặt mua dễ dàng.
  • Tạo ra sự khan hiếm: Đưa ra số lượng sản phẩm giới hạn cho chương trình khuyến mãi.

Công thức kể chuyện (Storytelling)

Storytelling (kể chuyện) là một nghệ thuật truyền tải thông điệp, khơi gợi cảm xúc và tạo sự kết nối thông qua việc kể chuyện.

Có nhiều công thức storytelling khác nhau, nhưng một số công thức phổ biến nhất bao gồm:

Hành trình của người hùng (The Hero’s Journey):

  • Một nhân vật bình thường đối mặt với thử thách, vượt qua khó khăn và trở thành anh hùng.
  • Ví dụ: Chiến dịch “Con đường trở thành huyền thoại” của Nike, kể về hành trình của các vận động viên nổi tiếng.


Vấn đề – Giải pháp (Problem – Solution):

  • Giới thiệu vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và cung cấp giải pháp.
  • Ví dụ: Chiến dịch “Dọn rác vì một Việt Nam xanh” của Unilever, kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường.


Cảm xúc (Emotional):

  • Sử dụng cảm xúc để kết nối với khách hàng và tạo sự đồng cảm.
  • Ví dụ: Chiến dịch “Tết sum vầy” của Coca-Cola, khơi gợi cảm xúc về tình cảm gia đình.


So sánh (Comparison):

  • So sánh sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh để làm nổi bật ưu điểm.
  • Ví dụ: Chiến dịch “Sống trẻ cùng Pepsi” của Pepsi, so sánh Pepsi với các loại nước ngọt khác.


Kỹ thuật 4P (People, Product, Place, Price):

  • Tập trung vào 4 yếu tố: Con người, Sản phẩm, Địa điểm và Giá cả.
  • Ví dụ: Chiến dịch “Mùa hè sôi động cùng Samsung” của Samsung, giới thiệu sản phẩm điện thoại mới với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Công thức Why/Try/Buy

Why – Giải quyết nỗi lo

  • Khơi gợi vấn đề, lo lắng mà người đọc đang gặp phải liên quan đến sản phẩm của bạn.
  • Nêu rõ những tác động tiêu cực của vấn đề này đến cuộc sống của họ.
  • Giúp người đọc nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề.


Try – Cảm nhận lợi ích

  • Mô tả cảm giác tích cực và sự cải thiện trong cuộc sống khi sử dụng sản phẩm.
  • Nhấn mạnh những lợi ích cụ thể mà sản phẩm mang lại cho người dùng.
  • Sử dụng ngôn ngữ gợi cảm và hình ảnh sinh động để thu hút người đọc.


Buy – Hành động mua hàng

  • Hướng dẫn người đọc cách dễ dàng sở hữu sản phẩm để giải quyết vấn đề của họ.
  • Cung cấp thông tin rõ ràng về giá cả, phương thức thanh toán và vận chuyển.
  • Đưa ra lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ và thuyết phục.

Ví dụ công thức viết content Why/Try/Buy: Nước uống bổ sung vitamin

Why:

  • Nêu thực trạng: Thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống không đầy đủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nhấn mạnh tác hại: Mệt mỏi, suy nhược, giảm sức đề kháng.
  • Nhắc nhở tầm quan trọng: Bổ sung vitamin giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.


Try:

  • Mô tả cảm giác: Sức khỏe cải thiện, tràn đầy năng lượng, tinh thần minh mẫn.
  • Nhấn mạnh lợi ích: Bổ sung vitamin thiết yếu, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Sử dụng hình ảnh: So sánh sức khỏe trước và sau khi sử dụng nước uống bổ sung vitamin.


Buy:

  • Hướng dẫn cách mua: Mua online hoặc tại cửa hàng.
  • Cung cấp thông tin: Giá cả, hương vị, thành phần.
  • Kêu gọi hành động: “Uống ngay để tăng cường sức khỏe!”.

Các công thức viết content là công cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo ra nội dung hiệu quả và thu hút. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng chỉ là điểm khởi đầu. Để thực sự nổi bật trong thế giới content marketing, bạn cần kết hợp các công thức này với sự sáng tạo, hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu, và khả năng kể chuyện độc đáo của riêng bạn. Hãy bắt đầu áp dụng các công thức này vào quá trình viết content của bạn ngay hôm nay. Theo thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện đáng kể trong chất lượng nội dung và kết quả marketing của mình. Chúc bạn thành công trên con đường trở thành một content creator xuất sắc!

Liên hệ ngay với Upcontent – dịch vụ thuê viết bài SEO uy tín

Bạn cần Tư Vấn
Đừng bỏ lỡ

Tư vấn Chiến lược Content Marketing?

Liên hệ ngay Upcontent để thương hiệu của bạn được lan tỏa đến đúng khách hàng của bạn.

small_c_popup.png

Hãy đầu Tư đúng mực cho Content Marketing

Hãy để upcontent Đồng Hành Cùng bạn