Nhiều thuật ngữ mới trong thế giới công nghệ 4.0 được lan truyền nhanh chóng, tạo ra làn sóng thông tin vô cùng mạnh mẽ. Đối với những người làm công việc liên quan đến Content Marketing, Digital Marketing hay những công việc liên quan đến công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội thì kiến thức về Content Matrix, Content Marketing Matrix phải nắm rõ được cốt lõi của nó. Bài viết của Upcontent dưới đây sẽ bật mí cho bạn những vấn đề xoay quanh Content Matrix trong cách viết content mà bạn đang muốn tìm hiểu.
Content Matrix là gì?
Nếu bạn là một người đang làm công việc sáng tạo nội dung, sẽ có lúc bạn bị ngưng đọng ý tưởng, không biết sẽ viết gì và viết như thế nào tiếp theo. Khi mà bạn cảm thấy những nội dung, ý tưởng của mình dần mất đi tính sáng tạo, các bài viết giảm đi số lượng người quan tâm, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược nội dung của bạn. Nếu bạn biết đến Content Matrix sớm hơn, công cụ này sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề khó khăn trên.
Content Matrix (ma trận nội dung hay ma trận content) là một công cụ hỗ trợ trực quan sắp xếp nội dung của bạn dựa trên hai thứ nguyên đó là vị trí của nó trong kênh chuyển đổi và chiến thuật mà nó sử dụng để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Content Matrix được xem là công cụ mạnh mẽ để phát triển chiến lược tiếp thị cấp cao và đánh giá việc thực thi chiến lược đó.
Content Matrix tồn tại ở dạng bản đồ, giúp bạn suy nghĩ và phát triển nội dung theo nhiều chiều hướng khác nhau, và từ đó có cái nhìn cụ thể về phương thức để bạn tổ chức, sắp xếp nội dung hiệu quả, giúp cho nội dung của bạn luôn đa dạng, mới mẻ và thu hút người xem. Như trong ảnh bên trên, Content Matrix đang được chia theo 2 trục, trục tung để sắp xếp nội dung theo tiêu chí từ rational (lý trí) đến emotional (cảm xúc) và trục hoành là những nội dung đi từ Awareness (độ nhận biết) đến purchase (mua hàng). Sau khi sắp xếp tất cả các loại nội dung vào ma trận, chúng ta có cái nhìn trực quan hơn về chiến lược nội dung cần triển khai tùy theo giai đoạn của doanh nghiệp/thương hiệu (Educate – giáo dục người dùng, Convice – thuyết phục khách hàng, Entertain – mục đích giải trí là trọng điểm, hay Inspire – Truyền cảm hứng)
Tại sao Content Matrix lại hữu dụng?
Content Matrix đã đem lại nhiều giá trị bổ ích cho các Marketer như:
- Đánh giá nội dung và lập kế hoạch content phù hợp với chiến lược marketing tổng thể và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
- Sắp xếp nội dung theo đề mục rõ ràng
- Giúp chúng ta tiết kiệm nguồn lực
- Tập trung vào content quan trọng
- Sáng tạo các phương thức triển khai nội dung mới
5 bước khởi tạo Content Matrix
Mặc dù Content Matrix đem lại nhiều lợi ích, nhưng nó chỉ phát huy tác dụng khi bạn biết cách triển khai và thực hiện nó như thế nào cho đúng. Tùy vào mục tiêu, định hướng phát triển của cá nhân hay doanh nghiệp mà có sự tạo ra Content Matrix riêng biệt, phù hợp. Sau đây, Upcontent sẽ hé lộ cho bạn các bước khởi tạo Content Matrix thế nào cho đúng.
Bước 1: Cần tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu
Trước tiên bạn phải tự đặt câu hỏi độc thoại nội tâm về các vấn đề như:
- Khách hàng của bạn gồm những ai?
- Người mua sản phẩm của bạn là ai?
Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, bạn phải viết cho họ những nội dung khác nhau, tuyệt đối không trùng lặp với chiến lược nội dung cũ đã đưa ra cho khách hàng hàng, đồng thời bạn cũng phải xem xét sản phẩm của bạn theo nhiều góc nhìn (hay còn gọi là khai thác Content Angle). Tiếp đến, tìm ra những đặc điểm nào của họ phù hợp với sản phẩm của bạn, và xem sự ảnh hưởng của sản phẩm đó đến cuộc sống của khách hàng ra sao.
Chú ý, phải ghi lại những nỗi lo, vấn đề khách hàng có thể sẽ gặp phải khi mua sản phẩm nhằm đề ra những biện pháp giải quyết kịp thời, đúng đắn, hợp lý. Hình thức tiếp thị khác nhau sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, do vậy cần tập trung thay đổi các hình thức tiếp thị, đừng mãi sử dụng một hình thức kéo dài.
Bước 2: Thấu hiểu “hành trình khách hàng”
Kể cả bản thân chúng ta, khi mua một sản phẩm nào đó đều phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Nên khách hàng họ cũng thế, trước khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm, họ đều trải qua “hành trình” nhận thức, cân nhắc, xem xét tính hợp lý và nhu cầu của bản thân, rồi mới đưa ra quyết định. Giai đoạn đầu tiên được khai thác trên khía cạnh cảm xúc của khách hàng, thứ hai là quá trình cung cấp thông tin sản phẩm để khách hàng nắm rõ, cuối cùng đòi hỏi người bán phải đưa ra nội dung quảng bá thu hút, chất lượng.
Muốn khách hàng lựa chọn sản phẩm, bạn phải biết được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng và tất nhiên bạn phải đưa điều này vào nội dung của bạn. Nội dung trực quan luôn có tính lan truyền, lượt tương tác cao sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Nội dung chuyên nghiệp, đúng trọng tâm sẽ là nhân tố thúc đẩy quá trình ra quyết định của khách hàng nhanh chóng hơn.
Bước 3: Lập ra những mục tiêu cụ thể
Trước khi đưa ra nội dung nào đó, bạn phải có mục đích rõ ràng và thông tin chi tiết, mạch lạc, tránh đưa vào những thông tin không liên quan đến mục tiêu Marketing đề ra. Ngoài ra, bạn hãy cố gắng cài cắm CTA (Call To Action: nút kêu gọi hành động) vào các nội dung đã được truyền tải đến khách hàng. Bằng cách này, bạn có thể giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu, sản phẩm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bước 4: Khám phá thêm nhiều hình thức độc đáo
Hiện nay nhiều loại hình có thể cung cấp cho bạn những nội dung thú vị mà bạn có thể tự do tham khảo như:
- Brochures
- Infographics
- Blog
- Landing pages
- Podcasts
- Case studies
- Ebooks
- Datasheets
Đầu tiên bạn nên phân tích xu hướng đang thịnh hành trong thị trường ngách của bạn và vận dụng những vấn đề mới mẻ bạn chưa từng thử trước đây. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu thêm những gì đối thối cạnh tranh đang làm và không làm, từ đó cũng rút ra được bài học cần thiết.
Ví dụ: Trước đây bạn dùng Youtube để quảng bá sản phẩm, nhưng giờ đây bạn có thể dùng thêm TikTok vì TikTok hiện nay đang là công cụ quảng bá thương hiệu dễ lên xu hướng nhất, thu hút nhiều lượt khách hàng và khả năng lan tỏa thông tin cực kỳ nhanh chóng.
Bước 5: Thiết lập Content Matrix dựa trên những thông tin thu thập được
Sau khi bạn đã tổng hợp được những thông tin quan trọng với từng giai đoạn, có sự phân chia giữa đặc điểm mua hàng và giải pháp riêng cho mỗi giai đoạn ở từng trục khác nhau trong bảng tính. Hay bạn có thể liệt kê đặc tính của người tiêu dùng tiềm năng bằng việc chia thành 3 cột, chẳng hạn như: giáo dục, sở thích, giải trí… Sau đó, liên kết với các giai đoạn mua của khách hàng.
Các bước khởi tạo Content Matrix trên sẽ góp phần giúp bạn có một bảng nội dung hoàn chỉnh, sẽ biến đổi mới mẻ, sáng tạo lại những cách thức cũ mà bạn từng sử dụng nhiều lần trước đó trong quá trình phát triển chiến lược nội dung.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về Content Matrix mà Upcontent gửi đến bạn. Việc áp dụng Content Matrix phù hợp trong vấn đề xây dựng chiến lược nội dung không khó, nhưng trước tiên bạn cần phải nắm rõ được bản chất của nó. Hi vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn cải thiện, giải quyết được những vấn đề khó khăn đang gặp phải trong quá trình làm việc của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề khác của Upcontent nhé!