Trong bất kỳ dự án nào, định hướng chiến lược SEO website phải thực hiện Content Audit, điều này đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp thúc đẩy thứ hạng và duy trì lượng traffic bền vững cho trang web. Công việc này đòi hỏi phải có phương pháp và quy trình rõ ràng nhằm đảm bảo kết quả tốt và nhanh nhất có thể.
Nhưng không phải ai cũng hiểu được Content Audit và công việc này hay được đánh giá thấp bởi các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kiểm tra nội dung sẽ tạo sự khác biệt về việc hiểu nội dung, xác định lỗ hổng hay điểm yếu tiềm ẩn, đồng thời phát triển chiến lược đang có.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn chi tiết hơn và giúp bạn hiểu được tại sao audit content lại quan trọng.
Content Audit là gì?
Content audit (kiểm soát nội dung) là quá trình đánh giá và phân tích có hệ thống tất cả nội dung trên website, nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải thiện. Quá trình này không chỉ đơn thuần là việc kiểm kê nội dung (content inventory) mà còn bao gồm việc phân tích chuyên sâu về chất lượng, hiệu suất và giá trị mà content mang lại cho người dùng.

Thông qua audit content, bạn có thể đưa ra các quyết định dựa trên data về việc nên giữ nguyên, cập nhật, xóa bỏ hay tạo mới nội dung nào để tối ưu hóa hiệu suất website.
Tại sao content audit quan trọng?
Dưới đây là 5 lợi ích chính mà content audit mang lại cho doanh nghiệp:
- Xác định nội dung yếu kém: Giúp nhận diện bài viết không còn giá trị, không cập nhật hoặc không hiệu quả, từ đó cải thiện chúng.
- Tối ưu hóa hiệu suất SEO: Thực hiện audit content giúp loại bỏ nội dung trùng lặp (duplicate content), cập nhật nội dung lỗi thời, xác định content gaps và keyword opportunities. Tăng thứ hạng từ khóa mục tiêu thông qua việc cập nhật nội dung.
- Nâng cao trải nghiệm người dùng: Content audit cho phép bạn phát hiện những lỗi về mặt kỹ thuật như tốc độ tải trang, khả năng hiển thị trên mobile, meta information và schema markup,… giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên website.
- Cập nhật thông tin mới: Cập nhật thông tin lỗi thời, số liệu cũ, bổ sung nội dung theo xu hướng mới, tăng cường tính chuyên sâu của bài viết, tích hợp đa phương tiện (hình ảnh, video, infographic).
- Định hướng chiến lược nội dung: Audit content cung cấp dữ liệu cụ thể để doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược một cách hợp lý, giúp tạo ra nội dung có tính hiệu quả cao hơn trong việc tiếp cận và chuyển đổi khách hàng.
Thời điểm thực hiện content audit
Việc xác định đúng thời điểm thực hiện content audit đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình này. Thông thường, có hai cách tiếp cận chính là audit theo dấu hiệu cần thiết và audit theo chu kỳ định kỳ.
Đối với dấu hiệu cần audit ngay lập tức, bạn cần đặc biệt chú ý đến các tín hiệu sau:
- Traffic website sụt giảm liên tục trong 3 tháng gần nhất.
- Bounce rate tăng đột biến (vượt quá 65-70%).
- Thời gian đọc trang (time on page) giảm mạnh.
- Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) thấp hơn trung bình ngành.
- Website có trên 30% nội dung không được cập nhật trong 6 tháng gần đây.
Về chu kỳ audit định kỳ, tùy theo đặc thù ngành nghề và quy mô website mà áp dụng tần suất phù hợp:
- Website mới (dưới 1 năm): 3-4 tháng/lần để đảm bảo phát triển đúng hướng
- Website thương mại điện tử: 3 tháng/lần do nội dung thay đổi thường xuyên
- Website tin tức/media: 1-2 tháng/lần vì tốc độ cập nhật content cao
- Website doanh nghiệp: 6 tháng/lần để duy trì tính cập nhật của thông tin
Ngoài ra, doanh nghiệp nên tiến hành audit content khi có những thay đổi lớn như: ra mắt sản phẩm mới, thay đổi chiến lược kinh doanh, cập nhật thuật toán Google lớn hoặc khi phát hiện đối thủ cạnh tranh có những thay đổi đáng chú ý về content strategy.
Việc tuân thủ các mốc thời gian audit phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc duy trì và cải thiện hiệu suất content, đồng thời tiết kiệm được thời gian và nguồn lực so với việc khắc phục sự cố sau khi đã xảy ra vấn đề nghiêm trọng.
Những loại content cần cải thiện
Tùy vào loại sản phẩm và ý định tra cứu của người dùng ở các thời điểm khác nhau, mỗi website sẽ chọn phong cách nội dung khác nhau. Nhưng nhìn chung mọi trang web đều cần tránh 5 loại content sau đây:
Content kém chất lượng
- Content có rất ít hoặc không có traffic trong thời gian dài (khoảng 3-4 tháng).
- Không được xếp hạng từ khóa hoặc thứ hạng quá thấp.
- Chưa tối ưu content phù hợp với ý định người dùng.
- Outline bài viết chưa tốt.
- Sai mục đích về target từ khóa.
Duplicate content
- Content bị trùng lặp sẽ hình thành tình trạng ăn thịt từ khóa (Cannibalization), sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa những bài viết cùng chủ đề làm cho từ khóa khó phát triển như dự kiến.
- Nội dung nội bộ bị trùng lặp khi copy một hay một số bài viết trên trang web.
- Nội dung bên ngoài bị trùng lặp khi copy nội dung từ website khác.
Thin content (Nội dung mỏng)
- Trùng lặp content nội bộ khi copy một hay nhiều bài viết trên domain.
- Trùng lặp content ngoài khi copy một hay nhiều bài viết trên domain khác.
- Trùng lặp 70-80%.
- Gần như không có nội dung trên trang mà chỉ có menu, sidebar và footer.
- Có nhiều quảng cáo hơn là content.

Content không liên quan tới chủ đề trang web
Thông thường, website có 3 dạng nội dung chính:
- Content chủ lực (75%)
- Content bổ trợ (20%)
- Content đang lên (5%)
Phân loại nội dung không liên quan như trên trong trường hợp:
- Content không liên quan tới chủ đề doanh nghiệp đang làm.
- Tỷ lệ content đang lên và content bổ trợ quá nhiều.
- Content không có giá trị.
Content có lượng traffic giảm
Đây là các content mà trước đó có mang lại traffic tốt nhưng vì Google luôn update thường xuyên hoặc gia tăng đối thủ cạnh tranh làm cho traffic website giảm so với trước.
Content có lượng traffic cao
Content tốt không đồng nghĩa là content hoàn hảo và không cần audit. Nhưng khái niệm content hoàn hảo là không có mà chỉ có content tốt, chưa tốt. Bạn vẫn có thể tối ưu thêm content đã có traffic để thu hút thêm traffic. Các trang có content sở hữu lượng traffic cao và bounce rate cao thì bạn cũng cần xây dựng một số giải pháp cải thiện.

Quy trình content audit chuyên nghiệp
Content audit là một quá trình đòi hỏi tính hệ thống và phương pháp luận chặt chẽ. Dưới đây là quy trình chi tiết giúp bạn thực hiện content audit một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao nhất.
Giai Đoạn 1: Chuẩn bị và thu thập dữ liệu
Trước khi bắt đầu audit, việc đầu tiên và quan trọng nhất là xác định mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu này sẽ định hướng toàn bộ quá trình audit và giúp bạn tập trung vào những số liệu quan trọng nhất.
Ví dụ, nếu mục tiêu là tăng organic traffic, bạn cần tập trung vào:
- Phân tích keyword rankings hiện tại
- Đánh giá on-page SEO elements
- Kiểm tra content gaps so với đối thủ
- Xem xét cấu trúc internal link
Nếu mục tiêu là cải thiện conversion rate, tập trung vào:
- Phân tích customer journey
- Đánh giá nội dung phù hợp với thị trường
- Kiểm tra tính hiệu quả của lời kêu gọi hành động
Chuẩn bị công cụ và template:
- Screaming Frog: công cụ kiểm tra trang web SEO nhanh.
- Google Analytics (GA): là công cụ core để thu thập data.
- Google Search Console: Kết nối với GA để có data đồng bộ.
Giai Đoạn 2: Phân tích hiện trạng với Screaming Frog
Screaming Frog là công cụ tốt hiện nay cho content audit. Dưới đây là quy trình sử dụng chi tiết:
Bước 1: Cài đặt cấu hình ban đầu
Trước khi crawl, cần setup Screaming Frog đúng cách:
System Configuration (cấu hình hệ thống):
- Với website >10,000 URLs, cần tăng RAM lên 8GB để xử lý được nhiều dữ liệu.
- Chỉ chạy 2 threads đồng thời để không làm quá tải server
- Bật rendering JavaScript nếu website có nhiều nội dung động (JS)

Crawl Configuration (cấu hình thu thập thông tin)
- Crawl Depth: Thường set ở mức 5-7 cho website vừa
- Follow Internal Links: Enable
- Follow External Links: disable để tránh waste resources
- Respect Robots.txt: Enable
Bước 2: Tiến hành crawl và phân tích data
Sau khi đã setup đúng cách, tiến hành crawl website:
Bắt đầu quá trình crawl:
- Nhập URL chính của website (định dạng: https://domain.com/, ví dụ: https://upcontent.vn/)
- Chọn chế độ “Spider”
- Nhấn “Start” và theo dõi thanh tiến trình
- Chờ quá trình crawl hoàn tất (thời gian tùy thuộc vào độ lớn của website)

Trong quá trình crawl, cần theo dõi:
- Tab Response Codes: Phát hiện trang lỗi 404, 500
- Tab URLs: Kiểm tra cấu trúc đường dẫn
- Memory Usage: Đảm bảo không vượt quá 80% bộ nhớ đã cấp phát
Phân tích dữ liệu ban đầu:

Kiểm tra vấn đề kỹ thuật:
- Response Codes: Lọc “Client Error (4xx)” và “Server Error (5xx)”
- Redirects: Rà soát chuỗi chuyển hướng
- Meta Robots: Tìm trang bị chặn không cần thiết
- Canonical Tags: Kiểm tra vấn đề thẻ canonical

Phân tích nội dung:
- Title Tags: Xuất và kiểm tra:
- Tiêu đề trùng lặp
- Thiếu tiêu đề
- Vấn đề độ dài (<30 hoặc >60 ký tự)
- Meta Descriptions:
- Thiếu mô tả
- Mô tả trùng lặp
- Vấn đề độ dài (<120 hoặc >155 ký tự)
- Số lượng từ:
- Lọc “HTML” trong tab Content
- Sắp xếp theo “Word Count”
- Xác định nội dung ngắn (<300 từ)
Bước 3: Xuất và tổ chức dữ liệu
Xuất dữ liệu quan trọng:
- Internal_All.csv (tất cả URLs)
- Response_Codes.csv (mã trạng thái)
- Title_Tags.csv
- Meta_Descriptions.csv
- H1_Tags.csv
- Content_WC.csv (số lượng từ)



Tạo bảng tính tổng hợp:
Upcontent tổng hợp các bảng 3 yếu tố cần tập trung phân tích.



Giai Đoạn 3: Đánh giá chuyên sâu – Bảng tiêu chí đánh giá
Bảng đánh giá chất lượng content (Content Quality Score)
Điểm | Tiêu chí | Thông số cụ thể | Nguồn dữ liệu |
5 – Xuất sắc | – Nội dung toàn diện – Cập nhật trong 6 tháng – E-E-A-T mạnh – Chỉ số user cao – Conversion tốt | – Avg. Time > 5 phút – CTR > 5% – Bounce Rate < 40% – Conversion Rate > 3% | Google Analytics, Search Console, Internal data |
4 – Tốt | – Thông tin đầy đủ – Cần update nhỏ – E-E-A-T khá – Chỉ số người dùng tốt | – Avg. Time: 3-5 phút – CTR: 3-5% – Bounce Rate: 40-55% – Conversion Rate: 2-3% | Google Analytics, Search Console |
3 – Trung bình | – Thông tin cơ bản – Cần update nhiều – E-E-A-T trung bình – Chỉ số người dùng trung bình | – Avg. Time: 2-3 phút – CTR: 1-3% – Bounce Rate: 55-70% – Conversion Rate: 1-2% | Google Analytics, Search Console |
2 – Kém | – Thông tin thiếu/cũ – Cần viết lại – E-E-A-T yếu – Chỉ số người dùng thấp | – Avg. Time < 2 phút – CTR < 1% – Bounce Rate > 70% – Conversion Rate < 1% | Google Analytics, Search Console |
1 – Cần xóa | – Content không liên quan – Trùng lặp – Không có traffic – Bounce rate cao | – Không có traffic – CTR ≈ 0% – Bounce Rate > 85% – conversions ≈ 0 | Google Analytics, Search Console |
Nguồn: Dữ liệu benchmark từ nghiên cứu của Backlinko (2023) và SEMrush Content Marketing Report 2024
Bảng đánh giá SEO Health
Yếu tố | Tiêu chuẩn tốt | Cần cải thiện | Critical | Nguồn đánh giá |
Title Tags | – 50-60 ký tự – Có từ khóa chính – CTR > 3% | – 30-50 ký tự – Thiếu từ khóa – CTR 1-3% | – <30 hoặc >60 ký tự – Trùng lặp – CTR < 1% | Google Search Console |
Meta Description | – 140-155 ký tự – Có CTA – Unique (độc nhất) | -120-140 ký tự – Thiếu CTA – Similar | – 120 hoặc >155 ký tự – 155 ký tự – Duplicate – Missing | Screaming Frog |
Content Length | – 1500 từ (detailed) – 2500 từ (pillar) – 800 từ (product | – 800-1500 từ – 1500-2500 từ – 500-800 từ | – <800 từ – <1500 từ – <500 từ | WordCounter, Screaming Frog |
Core Web Vitals | – LCP < 2.5s – FID < 100ms – CLS < 0.1 | – LCP 2.5-4s – FID 100-300ms – CLS 0.1-0.25 | – LCP > 4s – FID > 300ms – CLS > 0.25 | Google PageSpeed Insights |
Nguồn: Google Webmaster Guidelines 2024, Web.dev Core Web Vitals Report
Bảng đánh giá User Engagement
Metric (Thông số) | Excellent (xuất sắc) | Good (tốt) | Needs Improvement (cần cải thiện) | Poor (kém) | Nguồn dữ liệu |
Avg. Time on Page | > 5 phút | > 3-5 phút | 1-3 phút | <1 phút | Google Analytics |
Pages per Session | > 3 | 2-3 | 1-2 | 1 | Google Analytics |
Scroll Depth | > 80% | 60-80% | 40-60% | < 40% | Google Analytics + Hotjar |
Return Rate | > 30% | 20-30% | 10-20% | < 10% | Google Analytics |
Social Shares | > 100 | 50-100 | 10-50 | <10 | BuzzSumo |
ContentSquare Digital Experience Benchmark Report 2024
Bảng đánh giá Conversion Performance
Loại trang | Conversion Rate – Tốt | Trung bình | Kém | Nguồn benchmark |
Product Pages | > 3.3% | 2.0-3.3% | < 2.0% | IRP Commerce Data |
Landing Pages | > 5.0% | 2.5-5.0% | < 2.5% | Unbounce Conversion Benchmark Report |
Blog Posts | > 2.0% | 1.0-2.0% | < 1.0% | HubSpot Marketing Statistics |
Category Pages | > 4.0% | 2.0-4.0% | < 2.0% | Wolfgang Digital KPI Report 2024 |
Lưu ý thực tế:
- Các benchmark này cần điều chỉnh theo: Ngành nghề cụ thể, đối tượng mục tiêu, thị trường, mục tiêu doanh nghiệp.
- Tracking và Update: Xem lại số liệu hàng tuần, Cập nhật benchmark theo quý, so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Giai Đoạn 4: Lập kế hoạch hành động
Bước 1: Phân loại và ưu tiên nội dung
Phân loại nội dung theo hành động
Hành động | Tiêu chí | Metrics cụ thể | Ví dụ thực tế |
Keep (Giữ nguyên) | – Content hiệu suất cao – Thông tin còn phù hợp – Thông số bài viết tốt | – CTR > 3% – Conversion > 2% – Time on page > 3 phút – Bounce rate < 50% | – Bài review chi tiết sản phẩm – Hướng dẫn kỹ thuật – Landing page hiệu quả |
Update (Cập nhật) | – Cần bổ bổ sung, thay đổi thông tin – Performance đang giảm – Cần tối ưu SEO | – CTR: 1-3% – Conversion: 0.5-2% – Traffic giảm 20% – Rankings giảm | – Bài viết >6 tháng – Thông tin sản phẩm cũ – Trending topics |
Delete/Redirect | – Content trùng lặp – Không có traffic – Performance kém | – Traffic gần như bằng 0 (3 tháng) – Bounce rate > 85% – Không có chuyển đổi – Duplicate content | – Bài viết về sự kiện đã qua – Sản phẩm ngừng bán – Nội dung lỗi thời |
Create (Tạo mới) | – Content gaps – Từ khóa tiềm năng phù hợp với ngành – Nhu cầu mới | – Search volume cao – Cạnh tranh thấp – Xác định rõ intent | – Topic clusters mới – Sản phẩm mới – Trending keywords |
Tạo ma trận ưu tiên nội dung
Mức ưu tiên | Loại content | Timeline | KPIs |
P0 (Cao nhất) | – Trang chủ – Trang sản phẩm – Landing pages chính | 1-2 tuần | – Tăng conversion 30% – Giảm bounce rate 20% – Tăng time on page 50% |
P1 (Cao) | – Category pages – Bài blog quan trọng – Trang dịch vụ | 2-3 tuần | – Tăng traffic 25% – Tăng rankings – Tăng CTR 15% |
P2 (Trung bình) | – Bài viết hỗ trợ – Blog phụ – Trang tài nguyên | 3-4 tuần | – Tăng engagement 20% – Cải thiện UX – Tăng social shares |
P3 (Thấp) | – Nội dung lưu trữ – Bài viết tin tức – Trang bổ sung | 4-6 tuần | – Duy trì số liệu hiện tại – Cập nhật cơ bản – Sử lỗi kỹ thuật |
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Tạo timeline chi tiết:
Tuần | Công việc chính | Tasks cụ thể | Owner |
Tuần 1-2 | Sửa lỗi Technical | – Sửa lỗi 404 – Tối ưu chuyển hướng – Cập nhật meta tags – Cải thiện cấu trúc site | SEO Team |
Tuần 3-4 | Nội dung ưu tiên cao | – Cập nhật sản phẩm chính – Tối ưu trang đích – Tối ưu bài viết quan trọng | Team Content |
Tuần 5-6 | Ưu tiên trung bình | – Cập nhật trang danh mục – Audit bài cũ – Thêm nội dung mới | Người viết |
Tuần 7-8 | Ưu tiên thấp | – Xóa nội dung cũ – Thiết lập theo dõi – Kiểm tra cuối cùng | SEO Team |
Checklist kiểm tra chất lượng
- Nội dung đã được cập nhật đầy đủ
- Các yếu tố SEO đã được tối ưu
- Internal linking đã được cải thiện
- CTA đã được tối ưu
- Kiểm tra hiển thị mobile
- Core Web Vitals đạt yêu cầu
- Phản hồi người dùng đã xử lý
- Theo dõi analytics hoạt động tốt
Các công cụ Content Audit
Screaming Frog
Đây là công cụ thu thập dữ liệu website hay được dùng nhất. Công cụ này khá toàn diện, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc Content Audit. Nó có thể thu thập tới 500 liên kết với phiên bản miễn phí được dùng cho website nhỏ và có toàn bộ các chức năng ngoài lưu dữ liệu xuất. Khi tiến hành phân tích nội dung, nó cung cấp những chi tiết như độ dài tiêu đề, phần mô tả, Anchor Text, URL, heading của H1 và H2…

Casted
Casted giúp bạn hiểu cách những người liên hệ tương tác với nội dung podcast của bạn để bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh khả thi nhằm thúc đẩy mức độ tương tác.
Nếu bạn là người dùng HubSpot, Casted sẽ tích hợp với Marketing Hub và bạn có thể tận dụng các công cụ CRM để tạo các biểu mẫu thu thập khách hàng tiềm năng nhằm thu hút người nghe của mình để tiếp tục nuôi dưỡng.

SEMrush
Bạn sẽ nhận được báo cáo tùy chỉnh cho bạn biết nơi bạn có thể cải thiện trang web của mình bằng cách đặt tên miền mong muốn. Từ đó, bạn có thể kết nối tài khoản công cụ phân tích, chẳng hạn như Google Analytics, nếu bạn muốn xem thêm thông tin về sơ đồ trang web của mình, các bài đăng hấp dẫn nhất đối với khán giả của bạn.
Bạn có thể sử dụng thông tin này khi phát triển chiến lược – việc xác định nội dung hoạt động tốt cho đối tượng của bạn sẽ cho bạn ý tưởng về nội dung cần trình bày.

Google Analytics
Mặc dù Google Analytics không cung cấp cho bạn kiểm toán truyền thống, nhưng nó cung cấp thông tin tốt giúp bạn xây dựng kiểm toán của mình. Nó cho bạn biết ai đang truy cập trang web của bạn và từ đâu. Ngoài ra, nó cung cấp tóm tắt về hành vi của khách truy cập của bạn.
Nó cung cấp cho bạn dữ liệu về lượng thời gian mà khách truy cập nhìn thấy trên các trang web, các trang web phổ biến nhất và các mẫu khác nhau được thấy ở khách truy cập của bạn.

DYNO Mapper
Trang web này có sẵn chức năng tạo sơ đồ website và công cụ Content Audit. Nó thực sự giỏi trong việc tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn trong SEO nội dung của bạn.
DYNO Mapper cũng lưu giữ báo cáo tiến độ kiểm tra của bạn, vì vậy bạn có thể theo dõi cách chúng đang cải thiện và hoạt động. Bản thân các cuộc kiểm toán trình bày cách thức nội dung của bạn có thể được cung cấp theo cách tốt nhất cho các công cụ tìm kiếm, một thước đo tuyệt vời để kiểm tra nội dung.

WooRank
WooRank sở hữu hai tính năng tuyệt vời để audit content đó là giám sát SEO và Trình thu thập thông tin trang web. Giám sát SEO từ WooRank cho bạn biết trạng thái hiệu suất trên các trang đích của mình, đây là thông tin bạn có thể đưa vào kiểm toán. Nó cũng cho bạn biết nếu trang web của bạn gặp sự cố và điều đó ảnh hưởng đến SEO như thế nào, một số liệu khác cần nhập nếu bạn đang theo dõi số liệu trang web trong quá trình kiểm tra của mình.
Tính năng Thu thập thông tin Trang web cho bạn biết cách Google xem trang web của bạn và diễn giải thông tin cho các công cụ tìm kiếm. Thông tin này là kiến thức tuyệt vời giúp kiểm tra hiệu quả hơn khi bạn đưa ra các mục hành động cho tương lai.

URL Profiler
URL Profiler là công cụ thu thập thông tin có trả phí nhưng vẫn được sử dụng phổ biến. Công cụ giúp bạn cải thiện nhiệm vụ Content Audit và cho bạn tài liệu để phân tích. Để công việc có tổ chức và có cái nhìn rộng hơn về trang web, SEO dùng Google Analytics cho thông tin về tỷ lệ thoát, lượt truy cập trang, dữ liệu chuyển đổi, thời gian ở lại trang…

Ahrefs
Công cụ trả phí này giúp ích rất nhiều cho việc thu thập và phân tích số liệu từ những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực, xem rằng họ có các trang nào hút traffic tốt, những từ khóa có volume cao, thứ hạng tốt và cân nhắc tạo content cho các cụm từ khóa.

Moz
Đây cũng là công cụ trả phí hỗ trợ tốt trong việc theo dõi thứ hạng cho từ khóa và xác định danh sách các trang có vấn đề tiêu cực đến SEO: lỗi chuyển hướng, lỗi các thẻ SEO onpage quan trọng cần được cải thiện.

Google Search Console
Công cụ miễn phí của Google hỗ trợ các nhà quản trị theo dõi từ khóa mang lại traffic cho trang một cách chi tiết, các cụm từ có volume cao nhưng vị trí chưa tốt, đây là cơ hội để bạn cải thiện nội dung cho việc xếp hạng tốt keyword.

FAQs Chuyên sâu về content audit
Content audit có thực sự cần thiết cho website mới không?
Dù website mới chưa có nhiều nội dung nhưng việc thực hiện content audit vẫn rất cần thiết và quan trọng. Content audit giúp xây dựng nền tảng chiến lược nội dung hiệu quả, đảm bảo rằng tất cả bài viết được tối ưu từ đầu.
Bao lâu cần audit content một lần?
Tần suất audit sẽ phụ thuộc vào quy mô của website và mục tiêu của doanh nghiệp. Nên audit mỗi quý (3 tháng) nếu doanh nghiệp đăng tải nội dung thường xuyên. Với các website ít nội dung mới, có thể audit hàng năm.
Khi nào nên viết mới content và khi nào nên audit?
Nên tạo nội dung mới khi có nhu cầu mở rộng chủ đề hoặc khi doanh nghiệp có thông tin mới. Ngược lại, nên thực hiện audit khi cần cải thiện hiệu suất nội dung cũ hoặc chuẩn bị cho các chiến dịch marketing lớn.
Content audit là phần thiết yếu trong chiến lược nội dung, giúp doanh nghiệp duy trì chất lượng, tối ưu hiệu suất và xây dựng lòng tin với khách hàng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, sẽ giúp bạn thực hiện quy trình audit content một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Nguồn tham khảo:
https://www.semrush.com/blog/content-marketing-statistics/
https://www.hubspot.com/marketing-statistics
https://unbounce.com/conversion-benchmark-report/
https://backlinko.com/content-marketing-stats
https://www.hotjar.com/blog/category/research-and-insights/
https://buzzsumo.com/content-trends-report/
https://moz.com/state-of-seo