Công nghệ 4.0 càng phát triển, việc xây dựng chiến lược Digital Marketing, đặc biệt là Cách viết Content rất quan trọng để nâng cao thương hiệu. Từ đó, các nội dung sáng tạo, thú vị góp phần thu hút khách hàng để phát triển doanh thu. Để làm được yếu tố trên, chúng ta không thể bỏ qua thành phần quan trọng – Content Analysis.
Content Analysis là gì?
Content Analysis là một dạng phân tích nội dung, xác định từ ngữ của văn bản. Nói một cách đơn giản, Content Analysis là phương pháp giúp người dùng phân tích được ý nghĩa của câu từ, ý nghĩa giữa chủ đề và ý tưởng một từ khóa. Sau đó, việc suy luận nội dung và gửi gắm thông điệp một cách dễ dàng mà không cần đến dữ liệu định tính.
Tầm quan trọng của Content Analysis
Hiện nay, việc phát triển của thời đại công nghệ đã đưa khách hàng thói quen tiếp xúc nhiều hơn với chúng. Vì vậy nên mọi hành vi, sở thích, thói độ, cách thức mua hàng,…đều được lưu lại trên một dữ liệu khổng lồ. Trải nghiệm đó của họ không thể dùng bất kỳ yếu tố nào khác nhau nhân viên, văn hóa hay thời gian ghi lại mà phải dùng đến một phương pháp số hóa.
Theo đó, việc áp dụng Content Analysis vào doanh nghiệp rất quan trọng để phát huy được chất lượng của thương hiệu. Có thể nói rằng, đây là phương pháp mang tính cột mốc quan trọng đối với quy trình xây dựng nội dung trực tuyến hiện nay.
Phân loại Content Analysis
Đối với Content Analysis có 2 loại chính là phân tích khái niệm – Conceptual Analysis và phân tích quan hệ – Relational Analysis. Bao gồm những nội dung khác nhau như:
Phân tích khái niệm – Conceptual Analysis
Là một loại phân tích nội dung dựa vào tần suất xuất hiện của một thuật ngữ nào đó. Chúng sẽ đi kèm cùng định lượng để làm nổi bật lên nội dung của bạn. Như vậy có thể thấy rằng phân tích khái niệm đi thẳng vào vấn đề, không diễn giải mà tập trung nhất định vào từ khóa đó.
Phân tích quan hệ – Relational Analysis
Giống như tên gọi, loại phân tích nội dung này không dựa vào tần suất mà chúng phụ thuộc vào sự liên kết giữa các khái niệm trong một văn bản. Bạn có thể xem thêm bài viết về Content Mapping để hiểu hơn khái niệm này. Như vậy, Relational Analysis được ứng dụng nhiều hơn bởi sự hiệu quả mà chúng mang lại. Tại đây được chia làm 3 loại chủ yếu:
- Khai thác tính cảm xúc – Affect extraction: Việc phân tích sẽ phụ thuộc vào cảm xúc, tâm trạng và thang điểm dữ liệu cũng có sự thay đổi. Thông thường được đánh giá từ 1-5 theo mức độ từ buồn đến vui.
- Xác định vùng lân cận – Proximity analysis: Lúc này, người dùng mới sử dụng yếu tố tương tự phân tích khái niệm. Chúng sẽ điều tra sự xuất hiện của thuật ngữ và đề xuất những chủ đề xung quanh dữ liệu đó.
- Bản đồ nhận thức – Cognitive mapping: Chúng thường dùng để phân tích, nghiên cứu những yếu tố mang định nghĩa của thời gian dưới dạng bản đồ đồ họa.
Ưu điểm và hạn chế của Content Analysis
Content Analysis là một công cụ quan trọng để thực hiện việc xây dựng chiến lược nội dung trực tuyến. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên bất kỳ phương pháp nào cũng tồn tại ưu điểm và hạn chế, hãy cùng tham khảo dưới đây.
Ưu điểm của Content Analysis
Những điểm mạnh khi bạn sử dụng Content Analysis – phân tích nội dung vào chiến lược Digital Marketing của mình:
- Chúng cho phép người dùng kiểm tra được giao tiếp thông qua nội dung.
- Kết hợp được giữa định tính và định lượng mà không bị giới hạn.
- Khách hàng sẽ tiếp cận được với giá trị mang tính thời gian, lịch sử và văn hóa.
- Doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với dữ liệu người dùng như sở thích, thói quan, hành vi,…một cách dễ dàng.
- Có thể phân tích, thống kê những nội dung đó của văn bản.
- Sở hữu độ chính xác tương đối.
- Người đọc có một cái nhìn sâu sắc, phát huy được hết mục tiêu của nội dung.
- Phương pháp khá đơn giản và không tiêu tốn nhiều nguồn chi phí của doanh nghiệp.
Hạn chế của Content Analysis
Ngoài những mặt ưu điểm, Content Analysis còn có những mặt hạn chế:
- Để thực hiện tốt nội dung phân tích, doanh nghiệp cần tốn khá nhiều thời gian.
- Khi sử dụng một số loại như phân tích quan hệ, chúng thường gặp lỗi kỹ thuật nhỏ.
- Mọi vấn đề được phân tích ở mức tương đối, không có cơ sở lý thuyết.
- Chưa có phương pháp xử lý những văn bản, nội dung tính phức tạp cao hơn.
- Về số lượng từ trên văn bản thường bị hạn chế.
- Khó kích hoạt các vấn đề tự động hóa trên thiết bị.
Ứng dụng Content Analysis trong học tập
Content Analysis là một phương pháp nghiên cứu được ưa thích và tin dùng của nhiều đối tượng, bởi tính năng và ưu điểm trong việc xử lý các chỉ số được thu thập. Vậy nên, sinh viên và các nghiên cứu sinh cùng thường ứng dụng vào những công việc như:
- Xác định tâm lý, xu hướng, nhân khẩu học của một các nhân hay tổ chức
- Phác họa phản ứng và hành vi trong quá trình tiếp xúc
- Phân tích sự khác biệt quốc tế trong giao tiếp
- Phân tích và cải thiện nội dung của những bản khảo sát
- Thu thập và phân tích các cuộc phỏng vấn, các câu hỏi mở để bổ sung vào cơ sở dữ liệu
Các công cụ thường dùng để phân tích Content Analysis
Các công cụ tính toán Content Analysis đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kéo dài. Ban đầu, phương pháp tính toán này được thực hiện bằng cách đếm số lần xuất hiện của các cụm từ trong một chủ đề và được thực hiện thủ công. Một sinh viên người Anh là người đầu tiên trong việc áp dụng phương pháp tính toán thủ công này khi nghiên cứu các mẫu trong tài liệu của Shakespeare.
Ngày nay, Content Analysis đã được tự động hóa thông qua sử dụng máy tính. Dữ liệu được nhập vào dưới dạng văn bản và sau đó được phân tích theo tần số và mã hóa thành các đại lượng khác nhau để thực hiện nghiên cứu. Công nghệ máy tính hiện đại cho phép tạo ra các tập dữ liệu điện tử lớn, giúp nghiên cứu được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thời đại 4.0 ngày nay, nhiều phần mềm tính toán Content Analysis dã được cho ra mắt. Điều này giúp người nghiên cứu có được các công cụ tính toán nhanh chóng, chính xác và tiện lợi hơn trong việc thực hiện phân tích dữ liệu.
Làm thế nào để thực hiện phương pháp Content Analysis
Content Analysis sở hữu một quy trình cơ bản để bạn có thể dựa vào và thực hiện. Điều này mang đến sự hiệu quả khi áp dụng chúng được tối ưu.
Bước 1. Xác định hướng đi của người đọc
Đầu tiên, chúng ta cần xác định hướng đi của khách hàng xem họ cần gì và điều gì khiến họ cảm thấy hữu ích. Trên thực tế, bạn cần xác định những câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu để thực hiện được hoạt động nghiên cứu trên.
Ví dụ: Bài viết cung cấp về top 10 hữu ích, một trong đó là thông tin cụ thể doanh nghiệp đang muốn khách hàng quan tâm.
Bước 2. Nghiên cứu thị trường
Chắc chắn rồi, khi thực hiện một vấn đề nào đó chúng ta cần thực hiện bước nghiên cứu thị trường để có thể tập trung vào nội dung được tốt hơn. Mục đích là để trả lời câu hỏi khách hàng cần gì? khách hàng muốn gì? Khi nghiên cứu thị trường thành công sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi, giải quyết nhu cầu theo đúng hướng.
Bước 3. Phân tích nội dung
Bước này đảm bảo rằng các nội dung văn bản, hình ảnh mà bạn đưa đến phải phù hợp với nhu cầu của người đọc. Ít nhất là để họ cảm thấy hữu ích khi tiếp cận với website. Bạn cần xác định các thông tin trang web có thiếu dữ liệu nào và khách hàng có thể để lại “lỗ hổng” tiềm năng nào hay không?
Ngoài ra, bạn cần phân tích nội dung của đối thủ để so sánh, từ đó loại bỏ hoặc bổ sung những yếu tố đó một cách đúng đắn nhất. Tuy nhiên, bạn không nên sao chép mà chỉ thăm dò để phát huy tốt hơn thế mạnh của doanh nghiệp.
Bước 4. Xác định các lỗi thường gặp
Khi xây dựng Content Analysis người dùng thường tập trung quá nhiều vào yếu tố kiếm tiền mà quên đi mất nội dung cốt lõi mà phải cung cấp. Doanh nghiệp cần phát huy yếu tố doanh thu bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa lồng ghép CTA và nội dung dữ liệu. Khi khách hàng có hứng thú tìm hiểu họ sẽ thực hiện hành vi mua hàng.
Trên đây là tất tần tật thông tin về Content Analysis mà doanh nghiệp cần nắm bắt. Với những cách thức thiết lập phân tích nội dung, Upcontent hy vọng bạn sẽ phát triển chúng một cách nhanh chóng và hoàn thiện nhất.