PR (viết tắt của Public Relations) là quan hệ công chúng, hay còn được biết đến là một chuỗi các kế hoạch, chiến lược được chuẩn bị chi tiết để quảng bá cho một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Các bài PR chính là những móc xích quan trọng để tạo nên chiến dịch PR thành công của doanh nghiệp. Vậy bài viết PR là gì? Bạn đã xác định được các dạng bài cơ bản của bài viết PR hiện nay chưa? Đừng quá lo lắng! Bạn hãy dành vài phút đọc bài viết này nhé! Upcontent sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về bài viết PR.
Thế nào là một bài viết PR?
Bài viết PR là một trong những hoạt động sử dụng kênh ngôn ngữ và kênh hình ảnh để giới thiệu hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp đến người dùng, đối tác, thị trường. Tuy nhiên, khác với những bài viết quảng cáo thông thường, bài viết PR không chỉ bao gồm những thông tin ngắn gọn, thú vị, hấp dẫn, bổ ích, khách quan, đáng tin cậy mà còn chứa những hình ảnh bắt mắt, sinh động. Do đó, bài viết PR còn được coi là tiếng nói của báo chí để giới thiệu một cách thú vị sản phẩm của một doanh nghiệp.
Các dạng bài PR cơ bản phổ biến hiện nay
Hiện nay có đa dạng các bài PR cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình. Dưới đây là 3 dạng bài cơ bản hiện nay mà Upcontent giới thiệu cho bạn.
Dạng bài advertorial (quảng cáo)
Bài advertorial là bài quảng cáo được viết dưới dạng báo, có chú thích là bài viết quảng cáo và thường không có tên tác giả. Không những vậy, Advertorial chứa nội dung do doanh nghiệp thực hiện hay thuê phóng viên viết theo yêu cầu. Và doanh nghiệp sẽ trả phí cho báo để được đăng.
Hiện nay tại Việt Nam, các bài PR dạng advertorial bị mang tính chất quảng cáo quá đà do tập trung quá cao vào thương hiệu. Hơn thế nữa, các bài viết advertorial do các doanh nghiệp cá nhân trình bày nên tính khách quan sẽ không được đánh giá cao và không hấp dẫn bằng các bài báo chuyên nghiệp khác.
Tuy nhiên, dạng bài advertorial có ưu điểm là book rất dễ và sản phẩm, thương hiệu được giới thiệu trực tiếp tới khách hàng. Theo kinh nghiệm của những người có chuyên môn trong ngành, dạng bài viết này nên được sử dụng khi các doanh nghiệp chưa có câu chuyện nào hay để kể. Thay vào đó, họ cần nhấn mạnh thông tin của sản phẩm và chỉ dẫn chi tiết về các thông tin của sản phẩm như lịch sử và cách sử dụng.
Dạng bài Editorial (biên tập)
Đây là bài viết mang tính độc lập của các nhà báo với nhiệm vụ cung cấp các nội dung có mục đích, thông tin xác thực đến người đọc và chứa đựng thông tin đáng tin cậy với người đọc. Bài viết có mục đích nhằm biến thông tin quảng cáo thành thông tin có giá trị thực sự.
Để có được một bài PR dạng editorial trên báo, đôi khi chỉ dùng tiền để thuê viết thôi chưa đủ. Doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ với các phóng viên. Họ cần phải làm việc với phóng viên trong suốt quá trình viết bài để đưa sản phẩm của họ phù hợp với nội dung và hình thức của một bài editorial. Chi phí của dạng bài này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của doanh nghiệp và các nhà báo, có thể mất chi phí hoặc không.
Trái ngược lại với advertorial, bài viết dạng editorial không bị nội dung và hình thức chi phối nhiều, tính khách quan và độ tin cậy cao đối với người đọc và đối tượng hướng đến. Đối với dạng bài này, một câu chuyện có nội dung cuốn hút, phù hợp với bài báo và những thông tin khác nhau cho người đọc là yếu tố hàng đầu quyết định một bài PR editorial thành công.
Dạng bài Testimonial (phỏng vấn)
Testimonial là dạng bài quảng cáo theo hình thức phỏng vấn hoặc kiếm chứng thông tin. Hiểu theo một cách khác, đây giống như một bài viết trải nghiệm. Dựa vào đó, người viết sẽ lấy những chứng cứ dựa trên dữ liệu đã được thống kê trước đó, hoặc tiến hành tạo cuộc phỏng vấn với khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ để viết bài PR. Tất cả luận điểm, luận cứ trong bài testimonial đều phải đi kèm với hình ảnh, dữ liệu, thông tin cụ thể, nguồn tham khảo chính xác,… để thuyết phục khách hàng một cách khách quan.
Chiến lược hoàn hảo cho một bài PR chất lượng
Để có một bài PR chất lượng, việc có một chiến lược cụ thể và chạm đến độc giả là mục tiêu hàng đầu.
Bước 1: Hiểu được đặc điểm của sản phẩm và tìm sự khác biệt nổi bật của sản phẩm, dịch vụ
Việc hiểu rõ thông tin về sản phẩm và dịch vụ mình đang viết sẽ giúp bạn nhập tâm hơn trong khi viết bài. Khi đó ý tưởng trong các câu chữ, cấu trúc viết bài của bạn sẽ được đa dạng hóa hơn bao giờ hết. Trong thị trường muôn vàn sản phẩm, những câu chữ tạo nên thương hiệu sản phẩm sẽ để lại ấn tượng tốt, khiến khách hàng biết đến doanh nghiệp với thông điệp được định hướng rõ ràng.
Bước 2: Hiểu được đối tượng hướng đến cần truyền thông
Tệp khách hàng của bài viết PR cực kỳ đa dạng và dồi dào. Vì vậy, việc nắm được đối tượng cần truyền thông sẽ giúp cho bài viết của bạn đi đúng hướng, nắm đúng tâm lý của đối tượng đó thông qua ngôn ngữ của họ.
Ngược lại, nếu bạn chỉ viết chung chung, lan man sẽ rất mất thời gian cho cả chính bạn, doanh nghiệp và khách hàng.
Bước 3: Hiểu rõ công cụ truyền thông cho bài viết PR
Mỗi công cụ truyền thông sẽ có các yêu cầu khác nhau về câu chữ, hình ảnh và giọng điệu trong đó. Các bài viết dài dòng, không có bố cục và chủ đề cụ thể sẽ làm tốn rất nhiều thời gian để hiểu. Vì vậy, khách hàng sẽ bỏ qua bài viết nhanh chóng và làm giảm giá trị thương hiệu mà bạn và doanh nghiệp đang dày công dựng nên.
Vì vậy, việc nắm rõ hành vì khách hàng và đặc trưng của kênh truyền thông được chọn sẽ giúp bạn có những bài viết PR đúng chủ đề, đa dạng, có mục tiêu, khách hàng rõ ràng và giữ thông điệp chung cho cả chiến dịch.
Ý tưởng xây dựng một bài viết PR chuyên nghiệp
Một bài viết PR chất lượng như thế nào thì cũng cần có những quy tắc, điều kiện, tiêu chuẩn. Đó là những nền tảng vững chắc để phát triển những nội dung sáng tạo. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn tạo được một bài PR chất lượng.
Hợp thời, nắm bắt nhu cầu mới nhất của đối tượng hướng đến
Người viết cần cập nhật thông tin mới nhất liên quan đến chủ đề, sản phẩm, dịch vụ. Đó chính là một điểm nổi bật trên hết giúp thu hút đối tượng và khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp. Đồng thời, qua điểm này, người đọc có thể nhận thấy được tác giả/người viết rất biết quan tam xu hướng, đón đầu tương lai trong bối cảnh thế giới thay đổi không ngừng.
Chứa sự kiện độc đáo, mới lạ
Từ trước đến nay, việc có một câu chuyện độc đáo, mới mẻ sẽ thu hút được rất nhiều người nghe. Hơn thế nữa, khi người viết quảng cáo có những câu chuyện lạ, đúng chủ đề và mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp thì bài viết PR của họ sẽ được lên xu hướng và tác giả sẽ nhận được chi phí cao từ đó.
Được thổi hồn cảm xúc
Một bài viết thành công khi thu hút được cảm xúc của người đọc, các cung bậc cảm xúc khác nhau từ vui, buồn đến cảm thấy được truyền cảm hứng. Khi đó, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được lưu giữ lâu dài trong suy nghĩ, ấn tượng của độc giả.
Thông tin xác thực, đáng tin cậy
Việc bài viết chứa đựng những thông tin, dữ liệu, sự kiện tin tưởng sẽ làm tăng độ xác thực cho bài viết của bạn. Từ đó tạo tình cảm đối với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mà bạn đang thực hiện chiến dịch quảng bá.
Mang tính gần gũi
Giữa vô vàn thương hiệu lạ lẫm, những câu chuyện, nội dung gần gũi sẽ dễ chạm đến tâm lý, cảm xúc người đọc. Việc này sẽ giúp bạn đưa tên thương hiệu từ xa lạ, mới mẻ đến gần gũi, thân quen với độc giả hơn.
Như vậy, Upcontent đã cung cấp cho các bạn thông tin về bài viết PR cùng với 3 dạng bài viết PR cơ bản cần nắm được. Không những vậy, chiến lược và ý tưởng cho một bài PR chất lượng cũng đã được viết chi tiết ở phần sau của bài. Hi vọng thông tin Upcontent chia sẻ hữu ích đối với bạn!