Cách thiết kế brochure: hướng dẫn 7 bước chi tiết 2024

cách thế kế brochure
Chia sẻ bài viết
Mục lục

Bạn đang ấp ủ ý tưởng thiết kế một ấn phẩm brochure ấn tượng nhưng lại băn khoăn với vô số câu hỏi: Bắt đầu từ đâu? Cách làm brochure như thế nào? Cần chuẩn bị những gì?,… Qua bài viết này Upcontent sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc cùng với hướng dẫn cực chi tiết về 7 bước thiết kế brochure đẹp và chuyên nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé!

Xác định mục đích brochure và nghiên cứu về khách hàng tiềm năng

Để thực hiện bước đầu tiên này được hiệu quả, bạn cần xem xét 3 yếu tố sau:

Nghiên cứu về khách hàng tiềm năng

Trước khi bắt tay vào làm brochure, bạn cần phải biết và hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Bạn có thể tham khảo và tự đặt 5 câu hỏi như sau để hiểu rõ hơn về đối tượng mà bạn hướng đến:

  • Đối tượng khách hàng là ai?
  • Sở thích và nhu cầu của họ là gì?
  • Ngôn ngữ và giọng điệu đối tượng mục tiêu dễ dàng tiếp tiếp nhận?
  • Brochure có thể tiếp cận được với khách hàng ở những khu vực hoặc địa điểm nào?
  • Họ có quan tâm và xem brochure không?

Ví dụ: Bạn đang nhắm đến mục tiêu là Gen Z, hãy sử dụng ngữ điệu giản dị và màu sắc rực rỡ hơn. Mặt khác, nếu đối tượng của bạn là giám đốc điều hành cấp cao thì cần tông màu trang trọng hơn.

Xác định mục đích

Xác định mục đích của brocher sẽ giúp bạn tập trung hơn vào những thông điệp chính muốn truyền tải. Có thể sử dụng 2 mẫu câu hỏi sau để biết rõ hơn về mục đích của bạn:

  • Bạn muốn đạt được điều gì khi làm brochure? quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay giới thiệu sản phẩm mới.
  • Bạn có muốn cung cấp thông tin về doanh nghiệp của bạn không? Hay bạn muốn giới thiệu cho mọi người biết đến một sự kiện sắp diễn ra?

Phác thảo dàn ý sơ bộ

Khi đã hiểu rõ đối tượng cũng như là mục đích của brochure, tiếp theo bạn cần xây dựng một dàn ý để sắp xếp nội dung của mình. Bạn có thể tham khảo qua dàn ý sau:

  • Chủ đề của brochure.
  • Những nội dung chính bạn muốn truyền tải.
  • Hình ảnh bạn muốn đưa vào.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA).

Với dàn ý trên bạn sẽ có lộ trình để thực hiện phác thảo hội dung và thiết kế brochure của mình, Bước tiếp theo sẽ là,…

>> Xem thêm:

Phác thảo nội dung tổng quan cho brochure

Nội dung cần có trong brochure

Một brochure chuyên nghiệp cần có 7 nội dung chính như sau:

  • Lợi ích của sản phẩm/dịch vụ: Giới thiệu rõ ràng và ngắn gọn những lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại. Đồng thời, làm rõ cách mà nó giải quyết các vấn đề khách hàng gặp phải.
  • Thông tin công ty: Bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, lịch sử hình thành công ty,…
  • Các dự án thành công: Đưa vào các dự án tốt nhất đã hoàn thành để minh chứng cho việc sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã giúp ích cho khách hàng như thế nào. Điều này sẽ làm cho họ thấy được sản phẩm mang lại lợi ích và quyết định lựa chọn tin dùng.
  • Lời chứng thực của khách hàng: Những feedback của khách về sản phẩm, dịch vụ là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm và khẳng định giá trị của thương hiệu.
  • Thông tin liên lạc: Bao gồm thông tin liên hệ chính của công ty như trang web, số điện thoại và các tài khoản mạng xã hội liên quan,…
  • Câu hỏi hoặc lo ngại thường gặp: Mục dành riêng để giải quyết các câu hỏi hoặc mối quan ngại phổ biến mà đối tượng mục tiêu của bạn có thể gặp phải.
  • Kêu gọi hành động (CTA): CTA có thể dùng những động từ mạnh như gọi ngay, truy cập trang web, đặt lịch hẹn, đặt hàng ngay hôm nay,… Lời kêu gọi cần phải rõ ràng, ngắn gọn và đảm bảo rằng nó nổi bật hơn so với các phần nội dung khác.

Mẹo viết nội dung hấp dẫn

Dưới đây là 4 mẹo viết mả bạn có thể áp dụng để tạo ra một bản thiết kế brochure đẹp:

  • Chia bản phác thảo thành nhiều đoạn nhỏ: Bạn có thể chia nội dung thành các đoạn ngắn bởi những khối văn bản lớn thường khiến người đọc cảm thấy nhàm chán và mất hứng thú. Việc này sẽ giúp bố cục và nội dung trở nên hấp dẫn người đọc hơn.
  • Sử dụng giọng văn tích cực: Văn phong vui vẻ thay vì buồn chán sẽ giúp nội dung của bạn thu hút và dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
  • Sử dụng ngôn ngữ gần gũi: Ngôn từ dễ hiểu, thân thiện, phù hợp với đối tượng mục tiêu sẽ giúp brochure của bạn dễ dàng kết nối với khách hàng hơn.
  • Viết ngắn gọn: Chia sẻ những thông tin quan trọng và tránh viết dài dòng vào các chi tiết không cần thiết.

Lựa chọn cho hình ảnh

Bạn có thể thêm hình ảnh và đồ họa vào brochure để khiến chúng trở nên hấp dẫn và dễ nhớ hơn. Dưới đây là 3 lựa chọn lý tưởng cho việc đưa hình ảnh vào brochure, bạn có thể tham khảo:

  • Logo: Đây là một trong những hình ảnh không thể thiếu, giúp khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu của bạn. Nên sử dụng màu sắc hài hòa, làm nổi bật logo xuyên suốt brochure để tạo sự đồng nhất.
  • Ảnh chụp: Tránh sử dụng các ảnh stock miễn phí hoặc những hình ảnh quá khác biệt trên thị trường. Cân nhắc việc thuê nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để có được những bức ảnh chất lượng của riêng doanh nghiệp bạn.
  • Hình minh họa: Đây là một cách hiệu quả để truyền đạt các ý tưởng hoặc thông điệp phức tạp trở nên đơn giản, dễ hiểu và nổi bật hơn. Có thể cân nhắc đến việc hợp tác với nhà thiết kế chuyên nghiệp để tạo ra các hình minh họa phù hợp với thương hiệu của bạn.

Chú ý: Lựa chọn hình ảnh đưa vào brochure cần lưu ý 3 điều sau:

  • Hình ảnh có cung cấp giá trị cho người đọc không?
  • Hình ảnh có liên quan đến thông điệp bạn đang mong muốn truyền tải không?
  • Hình ảnh dùng để thay thế một đoạn văn bản hay chỉ để trang trí?

Lựa chọn cách gấp brochure phù hợp

Khi đã hoàn thành xong các bước chuẩn bị nội dung và hình ảnh, tiếp đến bạn đưa ra quyết định lựa chọn về hình dáng brochure phù hợp với lĩnh vực của mình. Bạn có thể tham khảo 3 kiểu gấp brochure phổ biến sau đây:

  • Brochure gấp đôi: Phù hợp cho những thông điệp đơn giản, súc tích và ngắn gọn. Với ưu điểm là tiết kiệm chi phí, đơn giản và hiệu quả, brochure gấp đôi là sự lựa chọn tuyệt vời, phù hợp với nhiều dự án, ngành nghề.
  • Brochure gấp ba: Đây là kiểu gấp brochure rất phổ biến, được ưa chuộng bởi khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn so với các kiểu gấp đơn giản.
  • Brochure gấp chữ Z: Phù hợp cho các loại brochure hướng dẫn sử dụng, quy trình sản xuất,… Loại brochure này giúp người đọc dễ dàng theo dõi từng bước, từng giai đoạn một cách logic và dễ hiểu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo qua các kiểu gấp brochure khách như: gấp 1 cửa, gấp 2 cửa, gấp 4 tấm,…

Chọn mẫu thiết kế

Sau khi lên kế hoạch nội dung brochure, chọn hình ảnh và kiểu gấp thì bước tiếp theo là chọn mẫu có sẵn trên các ứng dụng, phần mềm thiết kế thịnh hành.

Canva là phần mềm Upcontent gợi ý cho bạn, nó cung cấp nhiều mẫu brochure đẹp bạn chỉ cần vài cú nhấp chuột đã có thể tạo ra những ấn phẩm đầy chuyên nghiệp. Nếu bạn là nhà thiết kế chuyên nghiệp thì nên lựa chọn những ứng dụng, phần mềm tối ưu hơn.

Chỉnh sửa brochure theo định hướng phát thảo

Đến bước này thì quá trình thiết kế brochure của bạn đã gần hoàn thành. Khi chỉnh sửa, bạn có thể sử dụng 3 kỹ thuật định dạng sau để làm cho brochure thêm nổi bật:

Tạo bố cục dễ đọc

  • Sử dụng heading và subheading để ngắt đoạn văn bản, giúp người đọc dễ dàng theo dõi.
  • Sử dụng dấu đầu dòng (bullet point), danh sách theo thứ tự (numbered list) hoặc bảng (table) để làm nổi bật thông tin chính.

Đảm bảo tính nhất quán

  • Sử dụng định dạng thống nhất cho toàn bộ brochure để tạo cảm giác liền mạch.
  • Sử dụng các khoảng trắng hợp lý để thiết kế trông gọn gàng, dễ nhìn.
  • Kích thước font chữ phải đồng nhất.

Phân bổ nội dung thông minh

  • Bìa brochure: Nên bắt mắt và truyền tải thông điệp rõ ràng để kích thích người đọc xem nội dung bên trong.
  • Các trang bên trong: Chứa phần lớn nội dung văn bản. Sử dụng khoảng trắng hợp lý để brochure được dễ đọc, tránh gây rối mắt.
  • Mặt sau brochure: Là vị trí lý tưởng để đặt thông tin liên hệ và lời kêu gọi hành động.

In brochure

Đây là bước cuối cùng trong 7 bước hướng dẫn cách làm brochure. Để có một bản thiết kế brochure đẹp thì việc in ấn cũng góp phần vô cùng quan trọng. Giấy in ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể brochure, từ thẩm mỹ, độ bền cho đến chi phí. Dựa vào ngân sách, thời hạn và mục tiêu để chọn loại giấy phù hợp.

Dưới đây là 4 gợi ý, bạn có thể tham khảo:

  • Giấy Couche
  • Giấy bristol
  • Giấy giấy Conqueror
  • Giấy crystal

Ngoài ra, để có bản in chất lượng cao thì bên cạnh việc lựa chọn giấy, bạn cũng cần cân nhắc đến phương pháp in. 2 lựa chọn phổ biến nhất là in kỹ thuật số và in offset.

  • In kỹ thuật số: phù hợp với số lượng in ít và thời gian hoàn thành nhanh.
  • In offset: thích hợp cho số lượng lớn, chất lượng và cần độ đồng nhất cao.
Liên hệ ngay với Upcontent để nhận báo giá dịch vụ thiết kế brochure chi tiết mới nhất.

Như vậy, là Upcontent đã cung cấp đến bạn hướng dẫn cách làm brochure với 7 bước vô cùng chi tiết. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như là ý tưởng để thiết kế một ấn phẩm brochure đầy ấn tượng cho doanh nghiêp của mình.

Bạn cần Tư Vấn
Đừng bỏ lỡ

Tư vấn Chiến lược Content Marketing?

Liên hệ ngay Upcontent để thương hiệu của bạn được lan tỏa đến đúng khách hàng của bạn.

small_c_popup.png

Hãy đầu Tư đúng mực cho Content Marketing

Hãy để upcontent Đồng Hành Cùng bạn